Công dụng bất ngờ của các loài cây xung quanh bạn (p2)

0
300
loài cây làm đẹp
Rate this post

https://thuocbietduoc.edu.vn/?p=10195&preview=true

Có thể là một loài cây trong khu vườn gia đình bạn, hay là một loài cây lẫn trong đám cỏ dại của khu vườn,… bạn cũng có thể bắt gặp chúng. Những loài cây có công dụng bất ngờ đối với sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy cùng tham khảo tiếp nhé.

5. Cây chó đẻ răng cưa

– Đặc điểm: Là một loài cây mọc hoang ở nhiều nơi vơi nhiều tên gọi khác nhau như cây chó đẻ, cây kiềm vườn,… Cây có nhiều lá nhỏ thành hàng và đặc biệt có nhiều quả tròn nhỏ mọc dưới lá.

Một lọai cây dại hay gặp trong vườn có công dụng thần kì

– Tác dụng: Cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.

– Một số bài thuốc:

  • Chữa bệnh viêm gan: do cây thuốc có tác dụng ha men gan tốt nên có thể dung để sắc uống hàng ngày thay nước uống.
  • Chữa nhọt độc sưng đau: Chó đẻ răng cưa 30-50g, giã nhỏ muối cùng, thêm nước rồi vắt lấy nước cốt để uống. bã thuốc còn lại để đắp lên nhọt.

6. Cây hoa Thiên lý

– Đặc điểm: Cây thường trồng thành giàn che mát có mùi hương rất thơm.

– Tác dụng: thiên lý hoa có vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, kích thích lên da non, lợi gan làm sáng mắt,… Lá thường dùng để sát trùng, diệt khuẩn, kích thích mọc da non,…

Cây hoa có hương thơm đặc biệt

– Một số bài thuốc:

  • Chữa đái buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc có cặn trắng: Rễ cây Thiên lý 12-20g. Sắc uống ngày một thang
  • Chữa đau mắt đỏ: Hoa Thiên lý ( hoặc lá) 6-10g. Sắc uống trong ngày.
  • Chữa mụn họt, lỡ loét: Lá Thiên lý một nắm, rửa sạch, thêm chút muối, giã nát đắp lên mụn nhọt lỡ loét.

7. Cây lá lốt

– Đặc điểm: Cây mọc hoang khắp nơi ở chổ ẩm ướt, cũng được trồng để ăn và làm gia vị nấu với ốc, lươn,… để đỡ mùi tanh.

– Tác dụng: Cây lá lốt có mùi thơm, vị cay, tính ấm vào các kinh phế ( phổi), tỳ ( lách), vị ( dạ dày). Có tác dụng làm tan hơi lạnh, trừ thấp, ích tiêu hóa,…

Nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn

– Lưu ý: Người bị nhiệt không nên dùng nhiều.

– Một số bài thuốc:

  • Chữa đau bụng, tiêu chảy, nấc cụt, buồn nôn, nôn,…: Lá lốt tươi, rửa sạch, nhai nuốt vài lá.
  • Chữa bong gân: lá lốt cả cây một nắm nhỏ, sao vàng, sắc uống chia 2 lần ngày.
  • Chữa bệnh ra mồ hôi chân tay: cành và lá lốt một nắm nhỏ, sắc lấy nước ngâm và chân tay, ngâm đến đây nguội thì thôi.
  • Chữa viêm xoang, viêm mũi, chảy nước mũi: Lá lốt tươi vò nát, nhét vào lỗ mũi.
  • Chữa lỵ: Lá lốt 1 nắm nhỏ. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa mụn nhọt lỡ loét: Lá lốt thái nhỏ, rang gần cháy, tán mịn, trộn với dầu vừng bôi nhiều lần lên mụn nhọt.

8. Cây lô hội

– Đặc điểm: Cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam, lô hội là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, lá có răng cưa hai bên, không cuống, rất mọng nước. Cây dùn làm cảnh, làm thuốc, làm thực phẩm và dược phẩm.

– Tác dụng: Lô hội có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, cầm máu, nhuận tràng. Thường dùng chữa một số bệnh đau đầu, chóng mặt, viêm dạ dày, viêm tá tràng, bỏng, mụn nhọt,…

loài cây làm đẹp

– Lưu ý: phụ nữ có thai, người đi phân lỏng không nên dùng

– Một số bài thuốc:

  • Chữa đái tháo đường: Lá Lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang ( có thể uống sống).
  • Chữa bỏng: Lá lô hội cắt từng đọan, rồi xẻ mỏng, áp vào da, bôi nhựa Lô hội vào chỗ bỏng thì mát và lành ngay.
  • Chữa táo bón: lá Lô hội tươi mỗi ngày ăn một lá hoặc Lô hội 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2-3 lần trong ngày.

Hãy cùng đón đọc bài viết tiếp theo nhé!