Thuốc hành khí giáng nghịch

0
1174
thuốc phá khí giáng nghịch
Rate this post

Thuốc hành khí là loại thuốc làm cho khí lưu thông, có tác dụng điều hoà phần khí (và cả phần huyết) trong cơ thể, dùng để chữa các trường hợp khí trệ (hoặc đôi khi dùng kèm thuốc hành huyết để tăng tác dụng hành huyết). Các bộ vị hay bị khí trệ: Tỳ vị, can, phế và các khiếu. Khi sự lưu chuyển khí ở những tạng phủ này bị bế tắc gây các chứng khí trệ, khí uất, khí nghịch, khí bế.

Thuốc hành khí giáng nghịch 

thuốc phá khí giáng nghịch

Công dụng :

Loại thuốc này dùng khi khí trệ với mức độ lớn hơn, tính chất mạnh hơn loại hành khí giải uất, ngoài ra còn có tác dụng hạ khí

Chỉ định:

Thuốc phá khí giáng nghịch dùng trong các trường hợp

– Phế khí không lợi gây ho suyễn, khó thở tức ngực

– Can khí phạm vị gây chứng nôn mửa, đầy hơi, ợ hơi, nấc

– Tỳ khí trệ gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón

Tác dụng của thuốc mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai, người yếu

2.1 CHỈ THỰC

Là quả non tự rụng của một số cây thuộc chi Citrus, họ Cam Rutaceae

TVQK: đắng, chua, lạnh; tỳ, vị

CN, CT: – Phá khí tiêu tích: dùng trong bệnh ngực bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, ăn uống không tiêu; trị lỵ lâu ngày (dùng chỉ thực sao vàng, tán nhỏ, uống với nước cơm)

– Chữa các cơn đau do khí trệ: đau do viêm loét dạ dày, đau do co thắt đại tràng, đau ngực, co thắt tử cung sau đẻ

– Chữa đờm nhiều: Đàm ngưng trệ ở lồng ngực gây tức ngực, khó thở

Liều dùng: 3-12g/ngày

Kiêng kỵ: Những người không có khí trệ, không có tà thực, phụ nữ có thai, cơ thể yếu kỵ dùng.

Tác dụng dược lý

– Trên tử cung cô lập của thỏ có thai hoặc không có thai, tác dụng không ổn định, khi thì ức chế, khi thì kích thích, khi thì không có tác dụng

– Trên ruột chuột nhắt cô lập, chủ yếu có tác dụng ức chế. Trên dạ dày, ruột chó thử tại chỗ lại thấy tác dụng hưng phấn, co bóp tăng và nhịp co đều đặn

2.1 CHỈ XÁC

Là quả bánh tẻ của một số cây thuộc chi Citrus, họ Cam Rutaceae

TVQK: đắng, chua, lạnh; phế, tỳ, vị

CN, CT:  Phá khí hành đàm: dùng trong chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở

– Chữa các chứng ứ trệ thức ăn: ăn không tiêu, bụng đầy trướng, buồn nôn hoặc táo kết đại tràng (dùng với đại hoàng)

– Chữa bệnh ngứa ở da: ngứa do tuần hoàn ứ trệ, phối hợp với kinh giới

– Chữa tiểu tiện khó cầm: phối hợp với ích trí nhân

Liều lượng: 4-12g/ngày

Kiêng kỵ: Người không có ứ trệ, không có tà thực không dùng. Phụ nữ có thai, cơ thể yếu cũng không dùng

Chú ý: Chỉ thực và chỉ xác tính vị tương tự nhau nhưng quy kinh hơi khác nhau. Chứng tức đầy trong lồng ngực hay dùng chỉ xác hơn; với mục đích hạ khí ở tỳ vị hay dùng chỉ thực hơn

2.3 HẬU PHÁC

Dùng vỏ thân hay vỏ rễ của cây Hậu phác Magnolia officinalis, họ Ngọc lan Magnoliaceae

TVQK: đắng, cay, ấm; tỳ, vị, đại tràng

CN, CT: – Hạ khí tán mãn: chữa chứng khí trệ gây đầy bụng, trướng bụng khó thở, ăn uống không tiêu, nôn mửa

– Giáng khí bình suyễn: dùng với bệnh đàm thấp ngưng đọng ở phế, ngực trướng đầy, bứt rứt khó chịu

– Thanh tràng chỉ lỵ: chữa hoắc loạn, kiết lỵ

Liều lượng: 4-12g/ngày

Kiêng kỵ: Cơ thể nhiệt, tân dịch không đủ, tỳ vị suy nhược, phụ nữ có thai không dùng

2.3 HẬU PHÁC

Dùng vỏ thân hay vỏ rễ của cây Hậu phác Magnolia officinalis, họ Ngọc lan Magnoliaceae

TVQK: đắng, cay, ấm; tỳ, vị, đại tràng

CN, CT: – Hạ khí tán mãn: chữa chứng khí trệ gây đầy bụng, trướng bụng khó thở, ăn uống không tiêu, nôn mửa

– Giáng khí bình suyễn: dùng với bệnh đàm thấp ngưng đọng ở phế, ngực trướng đầy, bứt rứt khó chịu

– Thanh tràng chỉ lỵ: chữa hoắc loạn, kiết lỵ

Liều lượng: 4-12g/ngày

Kiêng kỵ: Cơ thể nhiệt, tân dịch không đủ, tỳ vị suy nhược, phụ nữ có thai không dùng

2.4 THANH BÌ

Là vỏ quả non tự rụng hoặc vỏ quả xanh của cây quýt Citrus reticulata, họ Cam Rutaceae

TVQK: đắng, cay, ấm; can, đởm

CN, CT: – Phá khí tán kết: Chữa nôn mửa do vị khí nghịch

– Sơ can chỉ thống: chữa can khí uất trệ dẫn đến đau sườn, đau dây thần kinh liên sườn, vú sưng đau, đau tinh hoàn, chữa lách sưng to do sốt rét

– Kiện vị: kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon miệng, thúc đẩy tiêu hoá chữa ăn khó tiêu, ợ chua

Liều dùng: 6-12g/ngày

Chú ý:

Phân biệt 2 vị trần bì và thanh bì cùng nguồn gốc. Trần bì vào tỳ vị và phế, chủ thăng phù, chủ hành khí kiện vị, hoá đàm chỉ ho, táo thấp. Thanh bì vào can đởm, chủ giáng, có tác dụng sơ can khí, tiêu tích trệ, đau sườn ngực