điều trị hẹp van 2 lá

0
631
điều trị hẹp van 2 lá
Rate this post
điều trị hẹp van 2 lá

1. Nội khoa

– Nguyên nhân hàng đầu của hẹp van 2 lá là do thấp tim, vì thế cần điều trị phòng thấp thứ phát  và nếu  bn không có triệu chứng cơ năng thì chỉ cần điều trị kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc nhất là khi có kèm theo hở van hai lá hoặc van ĐMC.

          – BN có khó thở khi gắng sức nhẹ: dùng thuốc lợi tiểu, hạn chế muối ăn, có thể cho thêm thuốc chẹn bêta giao cảm liều thấp.

2. Nong van hai lá

Nong van2 lá qua da (NVHL) là biện pháp hàng đầu được lựa chọn để điều trị cho các bệnh nhânhẹp 2 lá  trong can thiệp tim mạch.

– Chỉ định NVHL khi:

+  HHL khít (diện tích lỗ van trên siêu âm < 1,5 cm2) , có triệu chứng cơ năng trên lâm sàng (NYHA ≥ 2);

+ Hình thái van trên siêu âm tốt cho NVHL VÀ  dựa theo thang điểm của Wilkins: bệnh nhân có tổng số điểm ≤ 8 có kết quả tốt nhất;

+ Không có huyết khối trong nhĩ trái trên siêu âm , qua thành ngực (hoặc tốt hơn là trên siêu âm qua thực quản);

+ Không có hở hai lá hoặc hở van ĐM chủ mức độ vừa-nhiều kèm theo (> 2/4) và chưa ảnh hưởng đến chức năng thất trái.

– Biến chứng do nong VHL: Tử vong (< 1%)   do biến chứng ép tim cấp hoặc tai biến mạch não; Ép tim cấp do chọc vách liên nhĩ không chính xác gây thủng thành nhĩ hoặc do thủng thất khi NVHL bằng bóng/dụng cụ kim loại (< 1%); HoHL  là biến chứng thường gặp nhất; Tắc mạch đặc biệt là tắc mạch não (< 1%); Còn tồn lưu thông liên nhĩ: phần lớn lỗ thông  tự đóng trong vòng 6 tháng; những trường hợp còn tồn lưu (10%) thì lỗ nhỏ, shunt bé và dung nạp tốt.

3. Ngoại khoa

– Thay van 2 lá:

Trong các ca bị  tổn thương thì phải  phối hợp có thể phải sửa hoặc thay cả 2 van.

Chỉ định phẫu thuật sửa/thay van hai lá ở bệnh nhân hẹp van 2 lá (ưu tiên phẫu thuật sửa van hai lá nếu có thể được) trong các trường hợp hẹp van hai lá mức độ vừa-khít khi:

+ Có triệu chứng cơ năng (NYHA III-IV) nhưng: không tiến hành được nong van 2 lá; chống chỉ định nong van do huyết khối nhĩ trái dù đã điều trị chống đông lâu dài hoặc có kèm hở hai lá mức độ từ vừa-nhiều; hình thái van 2 lá không lý tưởng để nong van bằng bóng trong khi nguy cơ phẫu thuật ở mức chấp nhận được;

+ Có triệu chứng cơ năng nhẹ (NYHA I-II), nhưng áp lực đm phổi tăng cao > 60mmHg, hình thái van không phù hợp để nong van bằng bóng;

+ Không có triệu chứng cơ năng và nhưng tái phát các biến cố tắc mạch dù đã điều trị chống đông nên mổ sửa van nếu hình thái van phù hợp.

+ Không có huyết khối trong nhĩ trái trên siêu âm , qua thành ngực (hoặc tốt hơn là trên siêu âm qua thực quản);

+ Không có hở hai lá hoặc hở van ĐM chủ mức độ vừa-nhiều kèm theo (> 2/4) và chưa ảnh hưởng đến chức năng thất trái.

Biến chứng do nong VHL: Tử vong (< 1%)   do biến chứng ép tim cấp hoặc tai biến mạch não; Ép tim cấp do chọc vách liên nhĩ không chính xác gây thủng thành nhĩ hoặc do thủng thất khi NVHL bằng bóng/dụng cụ kim loại (< 1%); HoHL  là biến chứng thường gặp nhất;

nguồn link : điều trị hẹp van 2 lá