Đại cương ngộ độc

0
1289
chất độc
Rate this post

Đại cương ngộ độc

chất độc

I, Các nguyên nhân ngộ độc

  • Ngộ độc do tình cờ

Tay hoặc cơ thể tiếp xúc với chất độc mà không biết. Dùng nhầm chất độc hay thuốc để uống ăn. Dùng nhầm hóa chất độc thay thuốc như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu. Đối với thuốc có thể gây độc khi sử dụng quá liều điều trị hoặc dùng nhầm thuốc khác hoặc dùng thuốc hết hạn hoặc bị dị ứng với thuốc đó mà không biết. Ngoài ra còn có ngộ độc nơi làm việc người lao động hằng ngày phải tiếp xúc với chất độc và được gọi là bệnh nghề nghiệp. ví dụ như người công nhân khai thác than , làm việc tại mỏ than mắc bệnh bụi phổi, người làm cửa, phun vecni có thể bị độc benzen do benzen là dung môi hòa tan các chất phẩm màu.

  • Ngộ độc do tự tử

Người có thể chủ động uống thuốc ngủ , thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ khi gặp bất kì một sang chấn tâm lý nào và đó là do cố ý, tự làm hại bản thân

  • Ngộ độc do bị đầu độc

Người khác vì bất kì một lý do nào khác có thể đầu độc người khác bằng các thuốc độc với đường dùng khác nhau và thường sử dụng các chất độc mạnh như arsen, strychnin, các chất độc cyanua

  • Ngộ độc do ô nhiễm môi trường

Các chất độc ngoài môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người một cách mạn tính, từ từ hoặc sảy ra các đợt cấp ồ ạt với tất cả người sống trong khu vực ôn nhiễm đó

  • Ngộ độc do thức ăn thức uống

Các thức ăn bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn vi rut amip được sử dụng, hoặc có thể chứa dư lượng thuốc bảo vệ thức vật dư lượng hóa chất bảo quản quá cho phép vẫn được sử dụng. Cũng có thể do ăn phải các động vật thực vật đã bị nhiễm độc như cá nhiễm độc, nấm độc

II, Các cấp độ độc

  • Ngộ độc cấp tính

Những triệu chứng xảy ra rõ ràng ngay sau một hoặc một vài lần cơ thể tiếp xúc được với chất độ trong một khoảng thời gian ngắn tùy thuộc chất gây độc, và đường xâm nhiễm chất độc tuy nhiên thường là 24h. Đa số các trường hợp ngộ độc cấp tính chuyển sang dạng bán cấp hoặc mạn tính

  • Ngộ độc bán cấp: Xảy ra sau nhiều ngày có thể là một đến hai tuần. Sau khi điều trị, thường khỏi nhanh nhưng lại để lại những di chứng với những biểu hiện nặng nề hơn
  • Ngộ độc mạn tính: Ngộ độc xảy ra từ từ sau nhiều lần phơi nhiễm với chất độc do sự tích tụ dần của chất độc trong cơ thể. Ngộ độc mạn tính thường gây ra những thay đổi rất sâu sắc về cấu trúc và chức phận của tế bào mà không có triệu chứng rõ rệt. Ví dụ  như tác dụng gây ung thư, gây đột biến gen, gây quái thai, sủy giảm chức năng không hồi phục… Ngộ độc mạn tính cũng có thể trở thành cấp tính trong những điều kiện nhất định.

Tùy thuộc vào liều độc và đường nhiễm độc mà cùng một lúc một chất độc có thể gây ra các cấp độ độc khác nhau. ví dụ như nhiều hydrocacbon gắn clo khi nhiễm độc liều cao thì độc thần kinh trung ương nhưng với liều thấp lại gây ung thư gan và ít độc trên thần kinh