bệnh basedow

0
320
basedow
Rate this post
basedow
  1. ĐẠI CƯƠNG

  2. Định nghĩa

Basedow là bệnh lý cường giáp do nguyên nhân tự miễn.

  • Là bệnh đặc trưng bởi cường chức năng tuyến giáp kết hợp phì đại lan tỏa và quá sản tuyến giáp. Tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến hormon tuyến giáp được sản xuất nhiều hơn bình thường, gia tăng nồng độ trong máu gây nên các tổn hại về mô và chuyển hóa.
  • Có các KT kháng lại thyroglobulin, kháng lại các microsme tuyến giáp và đặc biệt có TSI là các imunoglobulin kích thích giáp trạng bám trên các thụ thể của TSH ở màng tế bào TG.
  • Bệnh có tính chất gia đình: trong gia đình thường đã có người có bệnh tuyến giáp như: bướu giáp đơn thuần, viêm tuyến giáp hoặc bệnh Basedow.
  • Bệnh hay gặp ở phụ nữ ( 20-50 tuổi ) tới 80% các trường hợp. Tỷ lệ nữ/nam=9 lần , ít gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi.
  1. Yếu tố nguy cơ

  • Chấn thương tâm lý
  • Yếu tố về gen, di truyền:
  • Các thành viên trong gia đình có thể mắc một số bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto, đái tháo đường typ I, bệnh thiếu máu ác tính.
  • Những người sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ bị basedow ngang nhau, có hiệu giá giống nhau về các kháng thể kháng giáp.

(cơ chế di truyền bệnh chưa rõ, tuy nhiên người ta cho rằng các yếu tố di truyền có đặc điểm lặn)

  • Nhiếm khuẩn (17-20%): các yếu tố nhiễm khuẩn như cúm, viêm họng, viêm xoang mạn tính, sởi, ho gà, Thấp khớp cấp…
  • Loạn dưỡng thần kinh, tuần hoàn (một thể đặ biệt của rối loạn thần kinh thực vật) theo V.G Baranov loạn dưỡng thần kinh tuần hoàn thường xảy ra trước khi bị bệnh Basedow. Do vậy, loạn dưỡng thần kinh tuần hoàn được xem như giai đoạn sớm của Basedow.
  • Bệnh hay gặp ở phụ nữ, tới 80% các trường hợp. Tỷ lệ nữ/nam=9/1
    • Thường gặp ở phụ nữ 20-50 tuổi, ít gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Sử dụng iod hoặc thuốc có chứa iod như amiodaron.
  • Một số yếu tố khác như: phụ nữ có thai, nhiễm phóng xạ, bệnh nhân có bệnh ở vùng hypothalamus.
  • (các yếu tố trên có thể là nguyên nhân hoặc  là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, gặp ở phụ nữ 20-50 tuổi, ít gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi)
  1. Cơ chế bệnh sinh

  • Tại tuyến giáp:
  • Bệnh Basedow là một rối loạn tự miễn dịch cơ quan đặc hiệu với đặc điểm có kháng thể kháng receptor tiếp nhận TSH. Kháng thể này có bản chất IgG, sản xuất bởi tế bào lympho B và có tác dụng kích thích tuyến giáp kéo dài nên được gọi là kháng thể kích thích tuyến     giáp (TSI hay TSAb). Sau khi gắn với TSH receptor, kháng thể hoạt động    như một chủ vận TSH, kích thích hoạt tính của adenin cyclase và tạo  AMP vòng, làm tăng cường tổng hợp hormon giáp. ngoài ra còn làm tăng diễn đạt kháng nguyên tuyến giáp.
  • Tại mắt
  • Tế bào lympho độc tế bào ( còn gọi Killer cells) và các kháng thể độc tế bào    nhạy cảm với các kháng nguyên chung  trong nguyên bào sợi ở hốc mắt, cơ hốc mắt và tổ chức tuyến giáp.
  • Các cytokin từ các tế bào lympho này đã được mẫn cảm, có thể gây viêm         nguyên bào sợi ở hốc mắt và viêm cơ hốc mắt. Kết quả làm sưng hốc mắt, lồi   nhãn cầu, chứng  nhìn  đôi, đỏ, sung huyết  và phù kết mạc, phù quanh hốc mắt