BỆNH MẮT HỘT LÀ GÌ

0
582
mắt hột
Rate this post

Khái niệm:

  • Bệnh mắt hột là 1 bệnh mạn tính của giác mạc , kết mạc
  • Vi khuẩn gây bệnh là chlamydia trachomatis
  • Trong giai đoạn phát triển, mắt xuất hiện các hột, kèm theo thân hình nhiễm tỏa lan mạch, nhú kết mạc bị phì đại, mạch máu trên giác mạc phát triển quá mức

    đau mắt hột

Dịch tễ:

  • Bệnh mắt hột thường có ở trẻ em hoặc thanh niên, có thể tái phát lại nên kéo dài thời gian điều trị
  • Bệnh có liên quan đến vệ sinh cá nhân, và môi trường sống
  • Hay gặp ở nông thôn, những nơi vệ sinh môi trường kém
  • Đây là 1 trong những nguyên nhân gây nên mù lòa

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do vi khuẩn chlomydia trachomatis, vi khuẩn này có nhiều typ huyết thanh như: A,B,C,D,E,K,F,G,H,I,J

    vi khuẩn
  • Type A,B,C lây truyền từ mắt sang mắt, lây truyền bệnh từ người sang người
  • Type D,E,F,G,H,I,J lây truyền qua quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con qua nhau thai

Triệu chứng:

Triệu chứng lâm sàng: có 4 tiêu chuẩn

  • Xuất hiện hột trên kết mạc sụn ở mi mắt trên. Vùng trung tâm có hột vùng góc thì không có giá trị chẩn đoán nhưng nếu ở bờ sụn mi trên thì nghi ngờ
  • Xuất hiện hột ở rìa cực trên hoặc di chứng hột hay còn gọi là lõm hột

    mắt hột
  • Xuất hiện màng máu ở vùng rìa trên giác mạc
  • Có sẹo điển hình ở trên kết mạc sụn mi trên. Sẹo thường xơ trắng nhỏ, hình hoa khế hoặc hình sao, hoặc là những dải cắt ngang qua mạch máu
  • Cần phải có 2 trong 4 tiêu chuẩn trên để kết luận.Những bệnh nhân bị nặng chỉ cần 1 triệu chứng nhưng điển hình có thể kết luận ngay

Theo WHO:

TF: còn gọi là viêm mắt hột hột

  • Xuất hiện ít nhất 5 hột trên sụn mi trên
  • Mỗi hột có đường kính ít nhất là 0.5 mm

TI: còn gọi là viêm mắt hột mạch thâm nhiễm

  • Kết mạc của sụn mi trên có dấu hiệu thâm nhiễm, dày và đỏ, che mờ trên nửa hệ mạch máu kết mạc sụn

TS: còn gọi là sẹo trên kết mạc

  • Sẹo là các đoạn xơ trắng nhỏ, hoặc dải sẹo, có hình sao hoặc hình hoa khế, hình mạng lưới

TT: còn gọi là quặm, lông xiêu

  • Nếu có ít nhất 1 cọng lông mi đâm vào nhãn cầu hoặc người bệnh mới nhổ đi cọng lông mi đó

CO: là sẹo giác mạc

  • Sẹo trên giác mạc, đục nên che lấp 1 phần hoặc toàn bộ đồng tử

Giai đoạn TF và TI là giai đoạn mắt hột đang tiến triển, có khả năng lây lan mạnh

Giai đoạn TS, TT, CO là giai đoạn mạn, để lại di chứng

Triệu chứng cận lâm sàng:

Tế bào học: chích hột đó hoặc nạo nhẹ vùng kết mạc sụn mi trên làm xét nghiệm tế bào học

  • Chẩn đoán CPH dương tính
  • Có tế bào lympho ở các kích thước
  • Xuất hiện đại thực bào Leber
  • Tế bào thoái hóa

Nuôi cấy vi khuẩn: môi trường là lòng đỏ trứng hoặc cấy vào tế bào

Điều trị:

  • Điều trị bằng kháng sinh trong giai đoạn hoạt tính
  • Thuốc mỡ tetracyclin 1 %, bôi buổi tối trước khi đi ngủ, bôi liên tục 6 tuần

    thuốc mỡ tetracyclin 1%
  • Thuốc uống: kháng sing azithromycin 1 liều duy nhất, uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ

    azithromycin
  • Liều: người lớn trên 16 tuổi: uống 4 viên 0,25mg 1 lần 1 năm, uống 2 năm
  • Trẻ em 1-4 tuổi: uống 20mg\kg cân nặng dạng siro
  • Trẻ 5-15 tuổi: uống 20mg\kg cân nặng dạng viên

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Trẻ em dưới 8 kg và trẻ em dưới 1 tuổi
  • Suy gan thận

Dự phòng theo WHO:

Chiến lược SAFE

  • S : surgery- mổ quặng sớm tránh biến chứng gây mù
  • A : antibiotic- điều trị kháng sinh đúng liệu trình
  • F: facical cleanliness- rửa mặt bằng nước sạch mỗi ngày
  • E: environment- cải thiện và bảo vệ môi trường và nước sạch
  • copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn