các vị thuốc hoạt huyết

0
1139
thuốc hành huyết
Rate this post
thuốc hành huyết

Thuốc hành huyết là những vị thuốc để chữa những bệnh gây ra do huyết ứ.

Tác dụng chung của thuốc hành huyết

– Chữa các cơn đau tạng phủ hay tại chỗ, do sung huyết phù nề chèn ép vào các đoạn thần kinh cảm giác như cơn đau dạ dày, cơn đau do viêm nhiễm, thống kinh cơ năng, sang chấn do chấn thương

Chống viêm nhiễm gây sưng, nóng, đỏ, đau và có tác dụng thúc đẩy hiệu lực các thuốc kháng sinh giải độc trong mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm khớp cấp

Các vị thường dùng

1.2 NGƯU TẤT

Là rễ của cây ngưu tất Achyranthes bidentata, họ Rau dền Amaranthaceae

TVQK: đắng, chua, bình; can, thận

CN, CT: – Hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc: Dùng trong các bài thuốc hoạt huyết nói chung hoặc dùng trong kinh nguyệt bế, kinh nguyệt ko đều do ứ huyết

– Thư cân, mạnh gân cốt: dùng trong đau khớp, đau xương sống đặc biệt với khớp của chân

– Giáng hoả chỉ huyết: dùng khi hoả độc bốc lên gây nôn ra máu, chảy máu cam.

– Lợi niệu, trừ sỏi: dùng khi tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi, tiểu tiện đục.

– Giáng áp: dùng trong cao huyết áp.

– Giải độc chống viêm: chữa các trường hợp họng sưng đau, loét miệng

Liều lượng: 6-12gam/ngày (dùng sống hoặc trích rượu, muối,…)

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai hoặc lượng kinh nguyệt nhiều người mộng hoạt tinh không dùng

Tác dụng dược lý

Saponin/ngưu tất làm giảm cholesteron máu và có td hạ huyết áp

– Ngưu tất có t/d làm giảm cholesterol máu trên 65% số bệnh nhân có cholesterol máu cao được điều trị

– Ngưu tất làm giảm tỷ lệ β-lipoprotein/α-lipoprotein máu ở 82% số bệnh nhân có tỷ lệ β-lipoprotein/α-lipoprotein máu cao được điều trị

– So sánh với Clofibrat thì tác dụng hạ cholesterol hơi yếu hơn, tác dụng hạ tỷ lệ β-lipoprotein/α-lipoprotein máu thì tương đương

– Saponin ngưu tất có tác dụng trợ lực tử cung. Dịch chiết ngưu tất làm tăng co bóp tử cung và có thể gây sẩy thai

– Các chế phẩm từ ngưu tất có tác dụng hạ huyết áp tương đương α-methyl dopa

1.3 ĐÀO NHÂN

Là hạt quả cây đào Prunus persica, họ Hoa hồng Rosaceae

TVQK: ngọt, đắng, bình; tâm, can

CN, CT:

– Hoạt huyết khứ ứ: chữa tụ máu do sang chấn, chữa các chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều hoặc sau khi đẻ bị ứ huyết đau bụng

– Nhuận tràng thông đại tiện: dùng khi tân dịch khô ráo mà dẫn đến đại tiện bí kết

Liều dùng: 6-12g/ngày

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người đại tiện lỏng không dùng

Chú ý

– Khi dùng đào nhân nên giã dập nhừ nát trước khi sắc

Tác dụng dược lý

– Tác dụng ức chế sự đông máu: trên thỏ cho uống nước sắc đào nhân 7-8 ngày, có tác dụng kéo dài thời gian chảy máu và thời gian đông máu

– Tác dụng chống viêm: Chiết được 2 nhóm protid từ đào nhân có tác dụng chống viêm

1.4 HỒNG HOA

Là hoa của cây hồng hoa Carthamus tinctorius, họ Cúc Asteraceae

TVQK: cay, ấm; tâm, can

CN, CT: – Hoạt huyết thông kinh, tán ứ huyết: dùng khi bị chấn thương sưng đau do huyết ứ; dùng trong bế kinh, kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, sau khi đẻ máu ứ đọng, bụng trướng đau

– Phối hợp với quế chi: để đẩy thai chết lưu trong bụng (hiện nay ít dùng)

Tác dụng dược lý – Hồng hoa kích thích co bóp cả tử cung bình thường và tử cung có chửa của các loài động vật như chuột nhắt, chuột lang, thỏ, mèo, chó

– Hồng hoa làm giảm cholesterol máu nhưng không ảnh hưởng rõ rệt đến mức β/α lipoprotein và mức lipid máu toàn phần trong máu chuột cống trắng đã được gây tăng thực nghiệm mức lipid máu

– Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cách sử dụng hồng hoa để tăng cường tuần hoàn máu và chứng ứ máu tương đương với các bệnh danh theo tây y là viêm nghẽn mạch máu, nghẽn mạch não, đau thắt ngực do bệnh mạch vành tim.

Chú ý: Khi dùng hồng hoa liều nhỏ dưỡng huyết, hoạt huyết. Liều lớn phá huyết, khứ huyết ứ

Liều dùng: 4-12g/ngày

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng