Cây thổ hoàng liên và cây vàng đắng có tác dụng gì ?

0
679
cây thổ hoàng liên
Rate this post

Cây thổ hoàng liên và cây vàng đắng

Thổ hoàng liên

cây thổ hoàng liên

Tên khoa học là: Thalictrum foliolosum DC.
Thuộc họ hoàng liên – Ranunculaceae.

Đặc điểm thực vật:

Thổ hoàng liên là dạng cây thân thảo, sống nhiều năm. Thân cay không có lông, thân phân nhánh, cao chừng 1 m. Lá kép lông chim 3 lần, lá dài; mép lá chét có răng cưa tròn, thưa.
Cụm hoa phân nhánh nhiều, có hình cờ, cuống hoa nhỏ, dài. Lá đài màu trắng hay vàng nhạt, hình trái xoan, rụng sớm; không có cánh hoa.
Quả hình thoi, hơi dẹt, bé, có 8 sườn dọc.

Phân bố:

Cây trồng nhiều ở 1 số nơi của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam. Ở Việt Nam cây xuất hiện ở Sơn La, Lai Châu.

Thu hái, chế biến:

Lấy rễ cây thổ hoàng liên, đem rửa sạch rồi phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

Thân rễ hay rễ cây thổ hoàng liên phơi hoặc sấy khô.
Dược liệu: được cắt thành từng đoạn ngắn; bên ngoài màu nâu sẫm, có mang những đoạn thân ngắn, rỗng. Trên thân rễ còn rễ nhỏ hay sẹo của rễ nhỏ. Thể chất rắn, cứng; mặt bẻ không phẳng, có màu vàng tươi; vị đắng.

Thành phần hoá học:

Berberin, palmatin, jatrorrhizin.

Công dụng:

Tương tự như hoàng liên.
Thuốc có tác dụng chữa mụn nhọt, lỵ, tiêu chảy, đau mắt, sốt,…

Cây vàng đằng

Tên khoa học là: Coscinium fenestratum Colebr.
Thuộc họ tiết dê – Menispermaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây vàng đắng

Cây vàng đắng có tên gọi khác là cây vàng đằng, mỏ vàng hay hoàng đằng lá trắng.
Vàng đắng là loại cây dây leo to, thân phân nhánh, bám vào các cây gỗ to khác để leo. Thân to, hình trụ, có màu vàng; thân già có màu vàng ngà, xù xì. Các bộ phận non của cây, hoa và quả có phủ 1 lớp lông mềm. Lá đơn, mọc so le, có cuống; mép lá nguyên. Gân lá hình chân vịt; mặt trên lá xanh lục, mặt dưới có lông bạc trắng.
Hoa mọc thành chuỳ ở thân đã rụng lá, có màu trắng hơi tím, cuống hoa ngắn; hoa đều, đơn tính.
Quả loại hạch, có hình cầu.

Phân bố:

Cây mọc hoang nhiều ở vùng núi khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

quả vàng đắng

Thu hái, chế biến:

Dược liệu lấy quanh năm, lấy về thái mỏng rồi đem phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

Thân và rễ.

Thành phần hoá học:

Tương tự như cây thổ hoàng liên.

Công dụng:

Thân và rễ hoàng đắng có tác dụng hạ nhiệt, chữa lỵ, tiêu chảy, đau mắt, sốt rét. Có thể dùng dạng thuốc bột hay thuốc viên.
Là nguyên liệu để chiết Berberin.