Công dụng chữa bệnh của huyền sâm và ké đầu ngựa

0
521
cây huyền sâm
Rate this post

Huyền sâm

cây huyền sâm

Đặc điểm thực vật:

Huyền sâm thuộc loại cây thảo, cao từ 1 – 2 m. Thân màu xanh, có 4 cạnh và có rãnh dọc.
Lá cây hình trứng, mép lá nhọn và có răng cưa.
Hoa mọc ở đầu ngọn hoặc đầu cành, có màu vàng nhạt.
Quả nang, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ, màu đen.
Hiên nay, ở nước ta đã trồng được huyền sâm.

Bộ phận dùng:

cây huyền sâm

Rễ phơi khô của cây huyền sâm bắc.

Trồng trọt , chế biến:

Gieo hạt vào mùa xuân. Rễ thu hoạch vào tháng 11.
Đào lấy củ, cắt bỏ đầu, mầm, rễ con rồi đem rửa sạch sau đó đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 – 60oC cho tới khi củ vẫn còn mềm thì đem ủ 5 – 10 ngày.
Sau đó, đem phơi hoặc sấy.

Thành phần hoá học:

Các Iridoid glycosid, trong đó có 2 chất chính được biết là Harpagid và Harpagosid.

Công dụng:

Dịch chiết từ huyền sâm có khả năng hạ đường máu trên súc vật thí nghiệm, tác dụng này giống Catalpol có trong cây Sinh địa.
Dịch chiết nước huyền sâm có khả năng hạ huyết áp trên súc vật khi gây mê, có thể có hoặc không tác dụng giãn mạch.
Tác dụng chậm nhịp tim, kéo dài PQ, tăng co bóp cơ tim trên chó và mèo.
Ngoài ra, huyền sâm còn có 1 số tác dụng như an thần, chống co giật, giải độc, kháng khuẩn, tăng tính thấm thành mạch và tăng khả năng tiết mật.
Trong y học dân tộc, người ta sử dụng huyền sâm cùng với các vị thuốc bổ, thuốc hạ nhiệt.
Thuốc sắc cùng với cam thảo và bạc hà để chữa viêm họng.

Cây ké đầu ngựa

cây ké đầu ngựa

Đặc điểm thực vật:

Ké đầu ngựa thuộc dạng cây thân thảo, cao khoảng 1 m. Lá chia thuỳ nông ( 3- 5 thuỳ ), mép lá có răng cưa, có các lông cứng ngắn.
Kiểu hoa: cụm hoa đầu; quả hình thoi, có gai.

Thu hái, chế biến:

Lấy quả già. Khi dùng sao cháy, sàng bỏ gai rồi giã dập.
Thân lá có thể dùng được.

Thành phần hoá học:

Quả chứa chất béo, 1 diterpenoid glycosid là Carboxy atractylosid, acid cafeic.
Trong lá có chứa các Sesquiterpen lacton: xanthatin, xanthumin.

Công dụng:

Carboxy atractylodid dạng muối và acid cafeic có tác dụng hạ đường máu.
Tác dụng kháng khuẩn được cho là của Xanthatin và Xanthumin.
Dịch chiết toàn phần của cây ké đầu ngựa có tác dụng gây độc với tế bào ung thư.
Trong y học cổ truyền, ké đầu ngựa dùng để chứa đau đầu do cảm lạnh, chảy nước mũi, viêm xoang, lở loét, mụn nhọt.
Quả dùng để chữa bí tiểu tiện, đau răng.

Dạng dùng:

Thuốc sắc hoặc nấu cao.