Công dụng của cây sa nhân và cây tràm

0
709
sa nhân và tràm
Rate this post

Cây sa nhân

Tên khoa học là: Amomum sp.

Thuộc họ gừng – Zingiberaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây sa nhân

Sa nhân là cây thân thảo, cao từ 0,5 – 1,5 m, nhìn gần giống cây riềng nhưng thân rễ không biến thành củ mà mọc bò, nằm ngang và chằng chịt như mạng lưới. Lá nhẵn bóng, có bẹ lá, không có cuống lá, các lá mọc so le nhau. Mép giữa bẹ lá phiến lá có 1 lưỡi lá nhỏ dài của riêng loài. Hoa mọc thành chùm ở sát gốc, hoa màu trắng. Quả nang 3 ô mang gai mềm, lúc chín có màu nâu hồng hay xanh lục tuỳ loài. Hạt sa nhân màu nâu sẫm, đa diện, có mùi thơm của camphor.

Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc.

Trồng trọt:

Cây được trồng bằng các gốc đã được cắt ngọn.

Bộ phận dùng:

quả sa nhân

Quả gần chín, đem bóc vỏ rồi phơi khô.

Tinh dầu sa nhân.

Thành phần hoá học:

Hạt chứa tinh dầu, chất béo.

Công dụng:

Sa nhân có tác dụng chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng, an thai.

Sa nhân có vị cay tính ấm, quy kinh tỳ, vị, thận.

Sa nhân làm tăng tính ấm của các vị thuốc khác như chế thục địa; dùng làm gia vị.

Tinh dầu được dùng làm dầu cao xoa bóp.

Cây tràm

Tên khoa học là:

Melaleuca cajuputi Powell.

Thuộc họ sim – Myrtaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây tràm

Cây tràm thuộc loại cây thân gỗ, có vỏ màu trắng rất dễ dóc. Lá mọc so le, phiến lá dày và gân lá hình vòng cung. Ở lá non và ngọn non có lông dày màu trắng. Hoa mọc thành bông ở đầu cành, có màu vàng ngà, hoa nhỏ.

Quả nang hình tròn, bên trong chứa nhiều hạt.

Phân bố:

Cây tràm có nhiều ở vùng đồi núi và vùng đầm lầy của các nước Đông Nam Á.

Ở nước ta, cây có ở cả miền nam và miền bắc nhưng chủ yếu phân bố ở miền nam.

Trồng trọt:

Cây được trồng bằng hạt. Cây tràm có sức sống rất mãnh liệt, khi chặt hay đốn tỉa kể cả cháy rừng cây vẫn có thể nảy chồi mới.

Sau khi trồng khoảng 3 – 5 tháng có thể đốn tỉa để lấy tinh dầu.

Bộ phận dùng:

Cành mang lá và tinh dầu.

Thành phần hoá học:

Lá tràm chứa tinh dầu, thành phần chính là  cineol.

Tinh dầu tràm có tên thương phẩm là Cajeput oil; là chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi dễ chịu.

Công dụng:

Lá tràm chữa cảm mạo phong hàn, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ho có kèm theo đờm.

Tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, làm vết thương mau lành, chóng liền da, chữa bỏng, chữa viêm đường hô hấp.

copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn