Đậu đen tốt cho sức khỏe

0
710
cây đậu đen
Rate this post
đậu đen

Đặc điểm thực vật:

  • Cây thân thảo, mọc hàng năm, thân thường mọc đứng, hoặc có thể leo, thân trên không có lông
  • Lá: lá kép, có 3 lá chét trên 1 cụm, mọc so le với nhau. Lá ở giữa thường to và dài hơn 2 là 2 bên, có lá kèm
  • Hoa: mọc thành chùm, mỗi chùm dài khoảng 20-30 cm có màu tím nhạt
  • Quả: dạng đậu, gồm 2 nửa vỏ úp vào nhau, ở giữa là hạt, quả mọc nghiêng hoặc mọc thẳng đứng, dài khoảng 7-10 cm. mỗi quả có 8- 10 hạt , mỗi hạt dài khoảng 5-6 mm

Bộ phận dùng:

  • Dùng hạt, hạt màu đen, bên trong nhân màu trắng hoặc màu xanh
cây đậu đen

Trồng và thu hoạch:

  • Đậu đen trồng nhiều ở châu Á và châu Phi
  • Thường được trồng lấy hạt ăn
  • Có 1 số giống đậu đen sau đây:

Đậu trắng, hạt xoan có màu trắng giống kem, trồng nhiều ở miền bắc nước ta, ngoài ra còn dùng làm miến song thân

Đậu đen hoa tím: quả có hình dài, hạt hình trụ, nhỏ, vỏ ngoài màu đen, trồng nhiều ở miền bắc, có cả ở campuchia. Hạt dùng nấu chè, nấu xôi

Đậu đỏ hoặc đậu tía: cây dáng thấp, lùn, hoa màu tím, hạt hình thận màu hơi đỏ. Cây này ít được trồng hơn

  • Đậu đen được trồng khá phổ biến ở nước ta, thường trồng mùa hè, thừi gian trồng là khoảng 3 tháng

Thành phần hóa học:

  • Hạt: 24,2 % protid, 1.7% lipid, 53.3% glucid, 2.8% tro, 56mg Ca, 354 mg P, 6.1mg Fe, 0.06% carotene….
  • Các acid amin hàm lượng khá cao như: 0.97%lysin, 0.31% metionin, 0.31% tryptophan, 1.1% phenynalanin, 1.09% alanin…..
  • Ngoài ra còn chứ 1 lượng sigmasterol, gần giống đậu tương nên có thể dùng thay thế đậu tương

Tác dụng và tính vị đậu đen:

  • Hạt đậu đen có vị ngọt thanh
  • Tính mát
  • Tác dụng : bổ huyết, bổ gan , bổ thận, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, hạ khí

Chỉ định, phối hợp trong dùng đậu đen:

  • Dùng trong trường hợp bị nhiệt, nóng trong( nhức đầu, khó chịu, nóng ngực..)
  • Dùng làm thuốc bổ khí, gan thận yếu, hư. Cơ thể suy nhược, thiếu máu
  • Liều dùng: hàng ngày dùng 20-40 g hoặc nhiều hơn, có thể luộc ăn.\, nấu chè, nấu cháo
  • Trong các bài thuốc hay dùng chung với các vị như: hà thủ ô có tác dụng giải độc, bổ thận thủy
  • Đậu đen còn chế thành hàm đậu xị hoặc đạm đậu xị
  • Trong dân gian thường dùng nấu chè, uống nước và ăn cả cái để thanh nhiệt, giải độc đặc biệt ở những vùng khí hậu nóng nực

1 số bài thuốc chữa bệnh từ đậu đen:

  • Đau bụng dữ dội: đậu đen , cân 50g, sao cháy. Sắc với rượu hoặc sắc với nước rồi cho thêm rượu vào. Dùng uống hằng ngày
  • Lưng sườn đau nhức do thời tiết: cân 200g đậu đen, ngâm với rượu rồi uống
  • Liệt dương: hạt đậu đen, sao vàng già, ngâm với rượu, uống
  • Trúng gió sau sinh nguy cấp, tay chân bị tê cứng: cân 300g đậu đen, sao cháy đến bốc khói, thêm 500ml rượu, ngâm trong vòng 1 ngày. Dùng uống hoặc đắp chăn xông cho ra mồ hôi
  • Mắt mờ, gan hư, chảy nước mắt khi ra gió: đồ đậu đen, cho vào mật con bò đực rồi phơi ngoài gió cho khô, mỗi lần uống 27 hạt
  • Đái đường: đậu đen. Thiên hoa phấn, cân 2 vị bằng nhau, tán nhỏ thành viên uống với nước đậu đen