Hoài sơn có tác dụng gì ?

0
1146
cây củ mài
Rate this post

Đặc điểm thực vật:

cây củ mài

Cây củ mài thuộc dạng cây dây leo, quấn sang phải. Cây có thân rễ phình to thành củ ăn sâu xuống đất. Củ dài, có khi lên đến 1 mét, mọc nhiều rễ con, bên ngoài có màu xám nâu, bên trong chứa bột màu trắng. Trên mặt đất, thỉnh thoảng có những củ con mọc ở kẽ lá và lấy đem trồng được.
– Lá mọc đối hoặc so le, hình tim, có đầu nhọn.Gân lá hình vòng cung. Hoa mọc thành bông, đơn tính khác gốc.
-Quả nang 3 cánh.
– Cây mọc nhiều ở trên rừng, có thể đào lấy củ để ăn.
Hiện nay, cây đã được trồng ở nhiều nơi, thu hoạch vào khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Bộ phận dùng:

Củ mài. Tên gọi hoài sơn chính là củ mài đã chế biến.

Chế biến:

Củ mài đã rửa sạch đất, bỏ vỏ ngâm với nước phèn chua từ 2 – 4 h, sau đó vớt ra , tiến hành xông diêm sinh cho đến khi củ mềm thì đem phơi hoặc sấy cho se. Gọt và lăn thành trụ tròn.
– Tiếp tục xông diêm sinh 1 ngày đêm nữa rồi rồi lại đem phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 60oC sao co đạt độ ẩm không quá 10 %.
– Dược liệu đạt yêu cầu khi hoài sơn có hình trụ tròn, dài từ 10 – 20 cm, bên ngoài có màu trắng hay vàng ngà, bên trong nhiều bột, không xơ, củ rắn chắc.
– Ở nước ta đã chế biến được vị hoài sơn và đem xuất khẩu.

Thành phần hoá học:

– Tinh bột, chất nhày.
– Soi bột:
– Hạt tinh bột hình trứng hoặc thận, có rốn hạt dài, vân đồng tâm. Có các tinh thể Canxi oxalat hình kim, các mảnh mô mềm chứa tinh bột, các mảnh mạch mạng.

Tác dụng chữa bệnh:

– Suy nhược cơ thể, gầy yếu, đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Là thuốc bổ tỳ, giúp tiêu hoá tốt; bổ thận, chữa tiểu đêm.
– Ngoài ra còn có tác dụng chữa lỵ mạn tính, chữa đái tháo đường.

Dạng dùng:

– Thuốc sắc hoặc bột.
Lưu ý: trên thị trường, bột hoài sơn rất dễ bị làm giả từ nhiều loại bột khác nhau cùng chi như bột củ cọc, củ mỡ,….Tác dụng của các loại bột này so với bột hoài sơn chưa được công bố.