Hôn mê do đái tháo đường

0
1193
hôn mê
Rate this post
  1. hôn mê
  2. Hôn mê do nhiễm toan acid lactic:

  • Nguyên nhân:thường gặp người cao tuổi, dùng nhóm thuốc Metformin.
  • Cơ chế

+ do Insulin làm giảm hoạt tính men pyruvate hydrogenase ( td ở khâu chuyển pyruvic -> acetyl CoA) làm tăng ax pyruvic trong máu -> tăng ax lactic

+ thuốc Biguanid gây ức chế chức năng bài tiết H+ của thận làm rối loạn cbang OXH-K, rối loạn vận chuyeenr ã pyruvic qua màng gây tăng ax lactic

  • Triệu chứng lâm sàng:

  • Rối loạn tri giác rất thay đổi, xuất hiện tương đối muộn.
  • Truỵ tim mạch sớm và nặng, rối loạn nhịp tim.
  • Thở nhanh, hơi thở KHÔNG có mùi ceton.
  • Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Thiểu niệu, vô niệu.
  • Suy nhược, đau các chi lan toả và dữ dội, đau bụng hay đau ngực.
  • Cận lâm sàng:

  • Nồng độ Lactate trong máu > 6 mmol/l, có thể đến 30 mmol/l.
  • Toan chuyển hóa nặng (pH < 7,0, HCO3 < 10 mmol/l)
  • Khoảng trống anion (Na+ + K+) – (HCO3+ Cl+ 17) > 15 mmol/l
  • Đường máu thay đổi (cao, bình thường, thấp)
  • K+ máu tăng.
  • Không nhiễm ceton hoặc nhiễm ceton kín đáo.
  • Điều trị:
  • Truyền bicarbonate phải hết sức cẩn thận.
  • DAC (dichloro-acetate) có tác dụng giảm sản xuất Lactate và tăng sử dụng Lactate ở mô.
  • Suy thận cấp phải chạy thận nhân tạo.
  1. Hôn mê hạ đường huyết:

    • Chẩn đoán hạ đường huyết:

    • Đường huyết < 3,9 mmol/l
    • Nguyên nhân:
    • Bỏ bữa.
  • Điều trị sai liều thuốc (Insulin).
  • Dự báo sai nhu cầu cần Insulin.
  • Uống bia, rượu bỏ ăn.
  • Tập luyên nhiều mà không tăng thêm năng lượng.
  • Dùng các thuốc phối hợp (chẹn bêta, thuốc giãn vành).
  • Lâm sàng:

  • Dấu hiệu chung:
  • Mệt xuất hiện đột ngột không giải thích được, đau đầu chóng mặt, thỉu đi.
  • Chân cảm giác nặng.
  • Dấu hiệu thần kinh thực vật:
  • Vã mồ hôi, da xanh, hồi hộp, trống ngực, run tay.
  • Cảm giác lạnh, tăng tiết n­ước bọt.
  • Dấu hiệu tim mạch:
  • Nhịp nhanh trên thất, có thể gặp nhịp nhanh thất.
  • Tăng huyết áp tâm thu, đau ngực (ít gặp).
  • Dấu hiệu tiêu hoá: cảm giác đói, đau vùng thư­ợng vị, buồn nôn, nôn, đi ngoài có thể gặp
  • Dấu hiệu thần kinh:
  • Co giật kiểu động kinh khu trú hoặc toàn thể
  • Dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt 1/2 người, tổn thương thần kinh sọ, rối loạn cảm giác vận động, hội chứng tiểu não (có thể gặp), nhìn đôi
  • Dấu hiệu tâm thần: là biểu hiện nặng của giảm đường máu:
  • Kích động, hung dữ, nói c­ười vô cớ, rối loạn nhân cách, ảo giác, ảo khứu.
  • Hôn mê hạ đường huyết:
  • Là giai đoạn cuối của giảm đường máu, xuất hiện ngay lập tức đôi khi không có tiền triệu hoặc nối tiếp các triệu chứng có trước.
  • Hôn mê yên lặng, hôn mê sâu không có biểu hiện mất n­ước, không có triệu chứng đái nhiều.
  • Có thể gặp hội chứng bó tháp một hoặc hai bên: Babinski (+) phản xạ gân x­ương nhanh nhậy, cơn co giật khu trú hoặc toàn thể có thể gặp.
  • Không có rối loạn nhịp thở, tăng tr­ương lực cơ khu trú hoặc lan toả.

Điều trị:

  • Đối với trường hợp NHẸ:
  • Chỉ cần bệnh nhân uống cốc nước đường hoặc ăn vài cái kẹo ngọt cũng có thể ngăn được cơn hạ đường huyết.
  • Sau đó nên ăn một bữa để tránh cơn hạ đường huyết tái phát.
  • Đối với trường hợp NẶNG:
  • Tiêm ngay 20 – 40ml Glucose 20% tĩnh mạch.
  • Nếu không tỉnh có thể truyền 200 ml Glucose 20% tĩnh mạch và tiêm bắp 1-2 ống Glucagon.

Phòng bệnh:

  • Tuân thủ đúng chế độ ăn, chế độ luyện tập đã quy định của thầy thuốc.
  • Sử dụng đúng liều, đúng thời gian (trước, sau ăn) của các thuốc hạ đường máu.
  • Thực hiện đúng các nguyên tắc, kỹ thuật tiêm Insulin.
  • Theo dõi đường máu chặt chẽ tại nhà hoặc tại các cơ sở chuyên khoa.
  • Giáo dục cho BN nắm vững được các dấu hiệu lâm sàng của hạ đường máu để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

nguồn link:Hôn mê do đái tháo đường