Huyết thanh miễn dịch

0
1851
huyết thanh miễn dịch
Rate this post
  1. Nguyên lý

Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể một loại khang thể có nguồn gốc từ người hay động vật, làm cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.

Đây là miễn dịch thụ động nên chóng hết, chỉ tồn tại trong cơ thể vài ngày

 

  1. Nguyên tắc sử dụng

Đối tượng

Huyết thanh được dùng để điều trị và phòng bệnh cho những bệnh nhân đã nhiễm vi sinh vật hay độc tố cấp tính cần phải xử lý ngay. Cần đưa ngay kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh. Huyết thanh chỉ có hiệu lực đối với những bệnh mà cơ chế bảo vệ chủ yếu là nhờ miễn dịch

Ví dụ như huyết thanh chống uốn ván SAT, huyết thanh chống bạch hầu SAD, huyết thanh kháng dại.

Khi dùng huyết thanh thường phối hợp them với kháng sinh hoặc vaccin để có được miên dịch chủ động để bảo vệ cơ thể trong thời gian dài.

Liều lượng

  • Tùy theo từng lứa tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh, mà sử dụng các mức liều khác nhau. Trung bình 0,1-1ml/kg cân nặng. Một số huyết thanh được tính theo đơn vị như kháng độc tố uốn ván, bạch hầu trung bình là 250 đơn vị/lần

Đường đưa huyết thanh vào trong cơ thể

Đa số huyết thanh có nguồn gốc từ người đã được tinh chế đạt tiêu chuẩn cao có thể tiêm tĩnh mạch, nhưng cũng rất hạn chế

Không được tiêm tĩnh mạch huyết thanh có nguồn gốc từ động vật,.

Để phòng phản ứng

Để đề phòng phản ứng do huyết thanh khi dùng phải chú ý

  • Hỏi bệnh nhân đã dùng huyết thanh bao giờ chưa : Thận trọng khi dùng lần thứ hai trở đi, vì tỷ lệ phản ứng có hại cao hơn lần thứ nhất.
  • Làm phản ứng mẫn cảm: pha loãng huyết thanh 10 lần với nước muối sih lý vô khuẩn, tiêm 0,1 ml vào trong da, đợi 30 phút sau không có hiện tượng quầng đỏ thì có thể tiêm huyết thanh. Nếu quầng đỏ tại nơi tiêm thì không được tiêm, trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì phải chia nhỏ liều tiêm để tiêm dần cách nhau 20-30 phút.
  • Trong quá trình truyền phải theo dõi liên tục, chuẩn bị đầy đủ cá điều kiện y tế, để có thể xử lý kịp thời nếu có phản ứng xảy ra.
  1. Các phản ứng phụ khi dùng huyết thanh

Tại chỗ

Nơi tiêm có thể bị đau, nổi đỏ, sau vài ngày hết và không nguy hiểm

Toàn thân

Bệnh nhân có thể bị rét run, khó thở, đau người, đau khớp, có thể nhức đầu và nôn. Nặng nhất là sốc huyết thanh có thể xuất hiện khi tiêm lần thứ nhất 10-14 ngày vì lúc đó cơ thể đã sinh kháng thể chống lại, hoặc xảy ra ngay sau khi tiêm, hoặc sau đó một vài ngày sau khi tiêm huyết thanh lần thứ hai. Triệu chứng thường gặp là khó thở, ngứa, nổi mề đay, đau bụng, bí tiểu.