Nguy cơ loãng xương, chế độ ăn uống và điều trị

0
336
loãng xương
Rate this post
loãng xương

Định nghĩa:

  • Loãng xương là 1 bệnh lí về rối loạn chuyển hóa xương, gây nên tổn thương chức năng xương, có thể dẫn tới gãy xương. Chức năng của xương bao gồm sự nguyên vẹn cả về khối lượng và chất lượng của bộ xương

Hậu quả của bệnh loãng xương:

  • Gãy xương: nếu có chấn thương nhẹ, đây là hậu quả cuối cùng của loãng xương
  • Gãy xương thường gặp ở cột sống thắt lưng, cổ của xương đùi
  • Người cao tuổi thường đi kèm với bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường.. nếu loãng xương gãy xương xảy ra thì việc liền xương là rất khó, gần như không hồi phục và phải nằm 1 chỗ
  • Nằm tại chỗ làm nặng thêm bệnh, bội nhiễm tiết niệu hô hấp, các điểm tì xuống giường cũng trở nên nhiễm trùng
  • Vì vậy làm tăng nguy cơ tử vong ở người già ( khoảng 60%)

Điều trị loãng xương:

  • Cải thiện bệnh bằng chế độ ăn, thuốc hợp lí
  • Thuốc có thể hạn chế loãng xương, tăng chất khoáng và Ca cho xương, giảm đau, phòng bội nhiễm…

Chế độ dinh dưỡng:

  • Tùy từng giai đoạn, lứa tuổi mà có chế độ ăn phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ và điều độ
  • Ăn nhiều sản phẩm từ sữa có Calci, sản phẩm từ bơ, hải sản, rau xanh đậm
  • Người cao tuổi nên bổ sung nhiều khoáng chất, đặc biệt là Calci và protein, người cao tuổi hấp thu khó nên tốt nhất nên dùng sữa để bổ sung, 500-1000ml mỗi ngày
  • Tăng cường vận động: thể dục đều đặn để tăng sự dẻo dai cho xương, tốt cho hoạt động của tim mạch, hô hấp và tiêu hóa, chống thoái hóa, chống loãng xương..
  • Tập thể dục cũng tăng cường hấp thu Ca, protein
  • Người lớn tuổi không nên để bị ngã, vì rất dễ gây ra gãy xương, khi đã gãy thì rất khó liền
  • Không nên để người già bất động , vì sẽ làm người già bệnh nặng thêm, nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lí khác

    bổ sung dinh dưỡng

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc giảm đau: tùy mức độ mà dùng thuốc giảm đau phù hợp như paracetamol, ibuprofen…,
  • Calcitonin: có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương, vừa có tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương gây ra
  • Không nên dùng nhóm thuốc corticoid
  • Cung cấp thêm Calci tùy theo nhu cầu của từng lứa tuổi, thể trạng bằng thuốc hoặc bằng khẩu phần ăn
  • Người cao tuổi cần nhu cầu Calci rất cao nhưng do niêm mạc ruột hấp thu kém nên cần bổ sung bằng thuốc hoặc sữa
  • Cung cấp thêm vitamin D để tăng khả năng hấp thu Calci qua ống tiêu hóa
  • Thuốc ức chế hoạt động hủy tế bào xương: dùng hormon cho phụ nữ mãn kinh, calcitonin…
  • Thuốc kích thích hoạt động tủy xương: durabolin, deca- burabolin, hormon nam, muối fluorid… nên dùng theo chỉ định của bác sỹ
  • Điều trị loãng xương cần kiên trì và kéo dài, thời gian điều trị thường vài năm ( 2 năm)
  • Chi phí điều trị rất cao so với mức sống của nhân dân lao động, vì vậy tốt nhất nên phòng ngừa hơn là chữa bệnh

Cách phòng bệnh loãng xương:

  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho xương khi trưởng thành
  • Phụ nữ có thai nên bổ sung nhiều calci để trẻ có bộ xương phát triển đầy đủ, khi con bú đủ Calci trong sữa giúp trẻ phát triển toàn diện hơn
  • Tăng cường vận động cho trẻ, tránh các vận động và thói quen gây ảnh hưởng đến chuyển hóa Calci: uống bia rượu, cafe, hút thuốc, ít vận động
  • Từ 40 tuổi trở đi, phụ nữ thường giảm sút hormon nữ, ảnh hưởng đến hấp thu và chuyển hóa Calci, nên cần uống sữa chứa calci
  • Có dấu hiệu cần đi khám và điều trị kịp thời
  • Nếu dùng thuốc chống co giật , corticoid lâu dài thì nên bổ sung vitamin D để tăng hấp thu và chuyển hóa Calci
  • Phụ nữ mãn kinh, tăng cường bổ sung Calci và vitamin D, chống loãng xương, thường xuyên vận động, sử dụng liệu pháp hormon
  • Sau 5- 7 năm, tốc độ mất và thoái hóa xương cao nhất, nên cần áp dụng sớm các biện pháp điều trị bằng thuốc cũng như bổ sung bằng thức ăn
  • DEXA là biện pháp đo độ hấp thu proton của xương, nhằm theo dõi sự cải thiện khoáng chất sau dùng thuốc
  • Theo dõi khối lượng xương sau 1-2 tuần điều trị