phác đồ điều trị đái tháo đường

0
674
đậu nành
Rate this post
  1. đậu nành
  2. Phối hợp chế độ ăn, hoạt động thể lực và thuốc.

CT Loren: CNLT (kg) = T – 100 – (T-150)/N

T: chiều cao (cm)

N = 2 (với nam), 4 (với nữ).

  • Làm chậm xuất hiện các biến chứng mạn tính, tránh các biến chứng cấp tính.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống cho BN (giúp người bệnh có cuộc sống gần bình thường).
  • Mục tiêu kiểm soát đường máu theo ADA 2010

+ HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung cho cả ĐTĐ typ 1 và 2

+ Gm lúc đói nên duy trì ở mức 3,9 -7,2 mmol/l ( 70 – 130 mg/dl)

+ Gm sâu ăn 2h < 10mmol/l ( 180mg/dl)

+ Đtri các yếu tố nguy cơ đi kèm : tăng HA, rối loạn lipid máu..

  1. Chế độ ăn:

  2. Nguyên tắc cơ bản của áp dụng chế độ ăn:

  • Không gây tăng đường huyết nhiều sau ăn.
  • Không làm hạ đường huyết nhiều xa bữa ăn.
  • Đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng.
  • Không gây tăng cân.
  • Đủ duy trì hoạt động bình thường hàng ngày.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ : rối loạn lipid máu, THA,…
  • Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế.
  • Không nên thay đổi quá nhanh, quá nhiều cơ cấu, khối lượng các bữa ăn.
  • Đáng giá tình trạng dinh dưỡng của BN, chế độ ăn tính toán để đưa về cân nặng lý tưởng BMI = 22.
  • Gầy, lao động nặng: 30 -35 kcalo/kg cân nặng lý tưởng/ ngày.
  • Bình thường, lao động vừa: 25 – 30 kcalo/kg CNLT/ ngày.
  • Béo, thừa cân, lao động nhẹ: 20- 25 kcalo/ kg CNLT/ ngày.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính, 1 – 2 bữa phụ. Hạn chế đường hấp thu nhanh: bánh mỳ, đường mía, một số loại hoa quả ngọt…
  • Thành phần: glucid 50 – 70% , protid 10 – 20 %; lipid 15 – 20 %.

 Vận động thể lực:

Tác dụng:

  • Làm giảm sự kháng Insulin, tăng tác dụng của Insulin.
  • Giảm đường huyết, giảm mỡ máu, chống tăng cân
  • Giảm liều lượng thuốc đang dùng.
  • Sống khoẻ mạnh hơn.
  • Áp dụng hình thức tập luyện tuỳ từng trường hợp bệnh cụ thể, tuổi, biến chứng, các bệnh tim mạch kèm theo:
  • Trước khi bắt đầu chế độ tập luyện cần được thăm khám cẩn thận để phát hiện các biến chứng, nhất là các biến chứng tim mạch, mắt, bàn chân, bệnh lý thần kinh.
  • Nên tập luyện đều, hàng ngày (khoảng 30 phút/ ngày hoặc ít nhất 150 phút/tuần không nên tập khi đói).
  • Phương thức tập luyện: Chia làm 3 giai đoạn:
  • Phần khởi động trong 5 – 10 phút bằng bài thể dục nhịp điệu nhẹ để phòng ngừa bị chấn thương cơ.
  • Phần tập nặng chính trong khoảng 20-45 phút.
  • Phần kết thúc bằng cách giảm dần khối l­ượng vận động trong 5-10 phút bằng cách đi bộ, co duỗi chân tay hoặc các động tác thể dục chậm khác.
  • Chú ý:

  • Nên hạn chế c­ường độ tập không để huyết áp tâm thu vư­ợt quá 180 mmHg và nhịp tim chỉ nên tăng đến khoảng 50 – 70% mức cho phép tối đa.
  • Tính nhịp tim cho phép theo công thức = 0,5 (đến 0,7) x (nhịp tim tối đa – nhịp tim lúc nghỉ) + nhịp tim lúc nghỉ
  • Tần suất tập: Để có thể đạt được những lợi ích về tim mạch hoặc kiểm soát đường máu tốt hơn thì các bệnh nhân cần phải tập ít nhất 3 ngày/ tuần hoặc tập cách ngày.
  • L­ưu ý đặc biệt:
  • Cần kiểm tra bàn chân sau mỗi lần tập xem có bị tổn thương không
  • Không nên tập trong môi trư­ờng quá nóng hoặc quá lạnh, khi đường máu rất cao.
  • Nên chọn môn thể thao ư­a thích hoặc các môn thể thao theo nhóm có sự tham gia của cả những người thân trong gia đình hoặc bạn bè. Điều quan trọng nhất là bắt đầu từ từ, tăng dần dần khối lư­ượng vận động .
  • nguồn link:phác đồ điều trị đái tháo đường