Rung nhĩ

0
748
rung nhĩ
Rate this post
  • Rung nhĩ

  •  là sự  rối loạn nhịp nhanh trên thất đặc trưng bởi sự hoạt hóa nhĩ không đồng bộ làm cho suy
    chức năng cơ học của nhĩ.
    – Rung nhĩ  gắn liền với sự gia tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân,
    nhất là ở phụ nữ.
  • Phân loại RN:

  • có nhiều cách phân loại
    – Dựa trên ECG.
    – Dựa trên ghi thượng tâm mạc hay nội buồng tim bản đồ điện học hoạt động của nhĩ.
    – Dựa vào lâm sàng.
  • Cơ chế:

    Thuyết ổ tự động:

    – Giả thuyết ổ RN khu trú được phù hợp với mô hình thực nghiệm của aconitine ( cây phụ tử )
    và RN tạo ra bằng tạo nhịp trong đó loạn nhịp tim chỉ tồn tại trong những vùng cơ nhĩ bị cô
    lập.

    .Thuyết đa sóng nhỏ ( do Moe và cộng sự đưa ra)

    – Như là cơ chế vào lại của RN. Moe cho rằng phân đoạn của các sóng thẳng lan truyền qua
    nhĩ , dẫn tới sự duy trì các sóng con. Theo mô hình này, số lượng của các sóng trong bất kỳ
    thời điểm nào phụ thuộc vào thời kỳ trơ, khối cơ và tốc độ dẫn truyền ở các phần khác nhau
    của tâm nhĩ.

  • Các yếu tố tham gia vào RN

    – Liên quan tăng sinh, duy trì RN: viêm, thần kinh thực vật, thiếu máu nhĩvà  dãn nhĩ, thay đổi
    cấu trúc lien quan đến tuổi, dẫn truyền lệch hướng ( anisotropic)
    – Tăng trương lực giao cảm, phó giao cảm có thể khởi phát RN.
    – Có liên quan chặt chẽ giữa hội chứng ngừng lúc ngủ, tăng huyết áp và RN.

  • Nguyên nhân:

    – RN phồi phục: các ng/nhân tạm thời , rượu, phẩu thuật, điện giật, nhồi máu cơ tim,
    viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, thuyên tắc mạch phổi hay bệnh lý phổi khác, các rối loạn
    chuyển hóa, cường giáp.
    – Không kèm bệnh tim( 30-45% RN kịch phát, 20-25% RN bền bỉ) xảy ra  bệnh nhân trẻ mà
    không có bệnh lý nào.
    – Bệnh nội khoa kết hợp với RN
    – Bệnh phổi.
    – Bệnh tim mạch : bệnh van tim ( thường gặp nhất là bệnh van hai lá ), suy tim, tăng
    huyết áp và bệnh mạch vành.
    – RN có thể phối hợp vs bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim giãn, tim bẩm sinh ( điển hình
    là thông lien nhĩ ở người lớn ), amylosis, hội chứng Pick.
    – Bệnh tim khác: sa van hai lá, tâm phế  giãn vô căn nhĩ trái.
    – Hội chứng Pick-Wick.
    – RN gia đình.

  • Triệu chứng:

    Lâm sàng :

  • RN có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể tự hết hay phải sử dụng thuốc để cắt cơn.
    Sau một thời gian xác định được : số lượng, độ dài cơn  tần suất, kiểu khởi phát và đáp ứng điều
    trị
  • Cơ năng :

    – Đánh trống ngực, choáng váng, khó chịu, ngất, khó thở đau ngực, mệt mỏi, đầu óc quay
    cuồng hay ngất hay có thể có biểu hiện của biến chứng tắc mạch ( huyết khối được hình
    thành theo tam chứng Wirchow: ứ máu, rối loạn chức năng nội mạc và tăng yếu tố đông
    máu) hay đợt suy tim nặng lên.
    – Đa niệu có thể liên quan đến sự giải phóng peptid lợi niệu nhĩ, đặt biệt là khi bắt đầu hay kết
    thúc RN
    – Nếu rung nhĩ nhanh thì các triệu chứng cơ năng không rõ ràng.

    Thực thể :

    – Nghe tim loạn nhịp hoàn toàn (không đều về tần số, biên độ, lúc nhanh lúc chậm), mạch quay
    không trùng vs nhịp tim.
    – Có thể thấy có bệnh van tim, bệnh cơ tim, suy tim.
    – Trong cuồng nhĩ thấy các triệu chứng tương tự ngoại trừ nhịp tim có thể đều, có thể
    nhìn thấy song rung tĩnh mạch nhanh ở tĩnh mạch cổ.
    Huyết áp:
    – Thường thấp , thay đổi, qua các lần đo.

    Cận lâm sàng:

    ECG:

    – ECG ngoại trú:  rất tốt để phát hiện, theo dõi RN.
    – Sóng P và đường đẳng điện  thay thế bằng các sóng f (tần số rất cao 350-600lần/phút)
    – Đáp ứng thất : các phức bộ QRS thay đối nhất vè biên độ, chủ yếu là các khoảng RR rất thay
    đổi- đoạn dài đoạn ngắn.
    Chụp Xquang phổi:
    – Đánh giá buồng tim lớn, phát hiện bệnh phổi nền và giường mạch phổi.
    Siêu âm tim hai chiều:
    – Đánh giá kích thước nhĩ trái, thất, độ dày thành, bệnh van tim..
    Xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp, thận, gan, điện giải đồ.
    – Peptid lợi tiểu Na type B (BNP ) và peptid lợi niệu nhĩ (ANP ): đều liên quan với , RN. ANP
    thấp liên hệ với sự thoái hóa tế bào cơ nhĩ (khi RN dai dẳng). BNP cao có thể báo hiệu tắc
    mạch hay RN tái đi tái lại
    Siêu âm thực quản.
    Thăm dò điên sinh lý.