Tâm lý trẻ em dưới 1 tuổi

0
1267
trẻ dưới 1 tuổi
Rate this post

Khái niệm tâm lý:

tâm lý

Trong xã hội hiện nay, chúng ta nhắc tới rất nhiều cụm từ “ tâm lý “ như tâm lý con trẻ, tâm lý tuổi dậy thì, tâm lý tội phạm, tâm lý bán hàng,… vậy có bao nhiêu người hiểu được tâm lý là gì và nó có vai trò gì ?
Tâm lý người là 1 khái niệm trừu tượng, phản ánh hiện thực khách quan tác động vào não con người thông qua lăng kính chủ quan.

Mỗi hành động, hoạt động của con người đều do tâm lý điều hành:

– Tâm lý định hướng cho hoạt động; là động cơ,mục đích của hoạt động.
– Động lực thôi thúc con người hoạt động, vượt qua khó khăn để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
– Kiểm soát, kiểm tra quá trình hoạt động bằng việc cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức hoạt động.
– Giúp con người điều chỉnh hoạt động phù hợp với muc tiêu đã đề ra.

Tâm lý con người thay đổi theo các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại mang 1 nét đặc trưng riêng. Dựa vào đặc điểm của trong phát triển tư duy, ngôn ngữ, hoạt động chủ yếu,… người ta chia quá trình phát triển tâm lý thành các giai đoạn sau:

  • Tuổi bế bồng: 0 -1 tuổi.
  • Tuổi nhà trẻ: 1 -3 tuổi.
  • Tuổi mẫu giáo: 3 -6 tuổi.
  • Tuổi thiếu nhi: 6- 12 tuổi.
  • Tuổi thiếu niên: 12 – 16 tuổi.
  • Tuổi thanh niên: 16 – 30 tuổi.
  • Tuổi trung niên: 30 – 60 tuổi.
  • Tuổi già: trên 60 tuổi.

Tuổi bế bồng:

trẻ dưới 1 tuổi

Về mặt sinh lý:

– Trẻ mới sinh ra nên hoạt động của trẻ còn rất hạn chế. Tuy nhiên trẻ vẫn có 1 số phản xạ tự nhiên như bú, khóc,phản xạ tự vệ ( nhíu mắt, co tay hoặc chân khi có va chạm,…), phản xạ định hướng cùng với sự phát triển của giác quan.

Về mặt tâm lý:

– Diễn ra hoạt động giao lưu cảm xúc với người lớn, đặc biệt là với người mẹ, quyết định sự hình thành và phát triển của trẻ.
– Thay đổi môi trường sống khiến trẻ gặp không ít khó khăn ( môi trường từ trong bụng mẹ đến môi trường bên ngoài ). Trẻ hay khóc, ngủ nhiều hơn thức, hay ngủ ngày thức đêm,… chính vì vậy, nếu trẻ nhận được sự quan tâm của những người xung quanh thì trẻ sẽ cảm thấy yên tâm, tin tưởng và bắt đầu giao tiếp với mọi người.
– Hình thành phức cảm hớn hở khi có sự giao lưu, tiếp xúc với người lớn. Đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển tâm lý của trẻ trong những năm tiếp theo.
– Thông qua sự giao tiếp với người lớn, trẻ dần lĩnh hội được ngôn ngữ, từ đó những chức năng tâm lý khác, mới về chất dần được tạo ra trong những giai đoạn sau.

Ảnh hưởng tâm lý:

– Khi người mẹ có những bất ổn trong cách chăm sóc trẻ, tinh thần, cảm xúc không thoải mái sẽ làm cho trẻ khó hình thành niềm tin, sợ hãi, khó hình thành nhân cách.
Trẻ sẽ quấy khóc, biếng ăn, không chịu ăn,… khi nhu cầu của trẻ không được đáp ứng. Do đó, cần quan tâm đến việc ăn uống, vệ sinh của trẻ và tìm hiểu xem có vấn đề gì gây ra cho bé không.

Giải pháp:

– Khi trẻ vừa chào đời, nhanh chóng có sự tiếp xúc với con, tạo cho trẻ cảm giác về lòng tin, gần gũi, yêu thương,…
– Trong giai đoạn này, mối quan hệ mẹ con có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ, tránh chậm phát triển về tâm lý, sinh lý sau này.
– Quan tâm, chăm sóc trẻ sẽ giúp trẻ trở nên gần gũi hơn, giao tiếp nhiều với người thân hơn.