thuốc bổ âm

0
1113
Rate this post

– Thuốc bổ âm là thuốc để bổ vào phần âm của tạng phủ, sinh tân dịch, dưỡng huyết. Thuốc bổ âm đa số có tính hàn, ngọt, nhiều dịch nhầy nhớt, khi uống gây nê trệ, làm ảnh hưởng tới tiêu hóa nên đôi khi được dùng phối hợp với thuốc kiện tỳ, hành khí. Người tỳ vị hư hàn dùng phải thận trọng

Một số vị thường dùng:

  1. THIÊN MÔN ĐÔNG

Dùng củ của cây thiên môn đông Asparagus cocchichinensis, họ Thiên môn đông Asparagaceae

TVQK: ngọt, đắng, hơi hàn; quy kinh phế, thận

CN, CT:

Thanh nhiệt hóa đờm, dưỡng âm thanh phế: dùng trị phế âm hư, ho lâu ngày, ho khan hoặc ho có đờm khó khạc ra. Dùng khi ốm dậy tân dịch hao tổn, miệng họng khô khát

Dưỡng tâm âm: dùng trị bệnh tâm trong trường hợp tâm huyết không đủ, tim đập loạn nhịp, miệng lưỡi sinh mụn nhọt, mồ hôi nhiều

Nhuận tràng: dùng khi mất tân dịch dẫn đến đại tiện táo

  1. CÂU KỶ TỬ

Là quả chín phơi khô của cây khủ khởi Lycium chinense, họ Cà Solanaceae

TVQK: ngọt hơi đắng, tính bình; quy kinh can, thận

CN, CT:

Bổ can thận dưỡng huyết sáng mắt: Dùng điều trị can thận âm hư, huyết hư dẫn đến lưng đau gối mỏi, ù tai chóng mặt mắt mờ

Sinh tân chỉ khát: dùng trị bệnh tiêu khát (tiểu đường), hoạt tinh, mộng tinh

– Ích khí huyết: dùng cho người già khí huyết suy kém phối hợp với long nhãn, ngũ vị tử

  1. QUY GIÁP VÀ QUY BẢN

Là mai và yếm của con rùa đen Chinemys reveesii , họ Rùa Emydidae

TVQK: ngọt, bình; quy kinh thận, tâm, can, tỳ

CN, CT:

Tư âm tiềm dương, giáng hỏa: trị thận âm kém sinh ho lâu ngày, sốt nóng âm ỉ trong xương

– Bổ thận cường cốt: trị thắt lưng chân teo yếu, trẻ chậm liền thóp, ra mồ hôi trộm

Liều dùng: 16-40gam/ngày

Kiêng kỵ: người hư nhược không có hỏa, hư hàn ỉa lỏng, phụ nữ có thai không nên .

  1. 2. ĐỖ TRỌNG

Là vỏ của cây đỗ trọng bắc Eucommia ulmoides, họ Đỗ trọng Eucommiaceae

TVQK: ngọt, cay, ấm; quy kinh can thận

CN, CT:

Bổ can thận, mạnh gân cốt: trị can thận kém gây đau lưng mỏi gối, liệt dương, tảo tiết

– An thai: chữa động thai

Bình can hạ áp: chữa tăng huyết áp

Nhục thung dung

Liều dùng: 12-24 gam/ngày

Kiêng kỵ: người thận hoả vượng, táo bón do thực nhiệt, ỉa lỏng do dương hư không nên dùng

Tác dụng dược

– Tác dụng hạ huyết áp

– Dịch chiết cồn loài C.tubulosa làm tăng lượng testosteron máu

– Dịch chiết các loài nhục thung dung làm tăng cường khả năng miễn dịch (liên quan đến polysaccharid)

– Galactiol là 1 đường đơn trong nhục thung dung có tác dụng nhuận tràng