Thuốc hành khí

0
1273
thuốc hành khí
Rate this post

Là loại thuốc làm cho khí lưu thông, có tác dụng điều hoà phần khí (và cả phần huyết) trong cơ thể, dùng để chữa các trường hợp khí trệ (hoặc đôi khi dùng kèm thuốc hành huyết để tăng tác dụng hành huyết) . Các bộ vị hay bị khí trệ: Tỳ vị, can, phế và các khiếu. Khi sự lưu chuyển khí ở những tạng phủ này bị bế tắc gây các chứng khí trệ, khí uất, khí nghịch, khí bế.

Thuốc hành khí chia làm 3 loại

  – Thuốc hành khí giải uất

  – Thuốc phá khí giáng nghịch

  – Thuốc khai khiếu

Trong phần này trình bày 2 loại đầu tiên.

  • T/d chung của thuốc hành khí và phá khí giáng nghịch

– Vận tỳ hành trệ: chữa khí trệ ở tỳ vị, kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng, chậm tiêu, đầy bụng, chống mót rặn, nôn mửa, chống táo bón do trương lực cơ giảm; chống các cơn đau do co thắt đường tiêu hoá

– Hành khí khoan hung (làm khoan khoái lồng ngực): chữa khó thở, tức ngực, đau liên sườn, ho, hen phế quản

– Sơ can giải uất: Chữa chứng can khí uất kết, ngực bụng mạng sườn đau tức, hay cáu gắt, thở dài, ảnh hưởng tới kinh nguyệt. Hay gặp ở các bệnh rối loạn thần kinh chức năng, tâm căn suy nhược, hysteria, rối loạn chức năng tiêu hoá, kinh nguyệt không đều, thống kinh,…

– Chống các cơn co thắt cơ: thần kinh bị kích thích như đau vai gáy, đau liên sườn, đau lưng cơ năng do lạnh

– Một số vị thuốc hành khí được sử dụng với thuốc bổ âm để tránh nê trệ như trần bì dùng với thục địa

– Một số thuốc hành khí được dùng với thuốc hoạt huyết để tăng tác dụng hoạt huyết

– Thuốc hành khí làm tăng tác dụng của thuốc lợi niệu, thuốc tả hạ, thuốc điều kinh

  • Chú ý khi sử dụng thuốc hành khí

– Thuốc hành khí là loại thuốc cay thơm, nếu dùng nhiều sẽ tổn thương tân dịch

– Người âm hư, khí hư không nên dùng thuốc hành khí

– Phụ nữ yếu có thai không được dùng thuốc phá khí giáng nghịch

– Người truỵ tim mạch, choáng trong trường hợp thoát chứng: mắt nhắm, miệng há tay duỗi, đái ỉa dầm dề, mồ hôi ra nhiều không dùng thuốc khai khiếu (thuốc này chỉ dùng trong bế chứng)

  • Một số vị thường dùng:

1.1 HƯƠNG PHỤ

Là thân rễ phơi khô của cây Củ gấu (hương phụ), có 2 loại Hương phụ vườn Cyperus rotundus hoặc HP biển C. stoloniferus, họ Cói Cyperaceae

TVQK: cay, đắng, ấm; tâm, can, tỳ

CN, CT: – Hành khí: Giảm đau, chữa các cơn đau do khí trệ như đau dạ dày, co thắt các cơ, đau dây thần kinh ngoại biên, viêm đại tràng co thắt

– Giải uất: Chữa ngực sườn đầy tức, đầy bụng, kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh, hai vú căng đau do can khí uất

– Giải biểu tán hàn: chữa cảm mạo do lạnh (dùng sống, chưa chế biến)

– Kích thích tiêu hoá: Dùng khi ăn không tiêu, bụng đầy tức, buồn nôn

Liều dùng: 8-12g; khi dùng có thể tứ chế, thất chế

Kiêng kỵ: người âm hư huyết nhiệt không nên dùng

Tác dụng dược lý

– Cao lỏng hương phụ có tác dụng ức chế co bóp, làm dịu sự căng thẳng của tử cung động vật dù có thai hay không. Nước sắc và tinh dầu hương phụ đều có t/d kiểu estrogen

1.2 TRẦN BÌ

Là vỏ chín, phơi khô của cây quýt Citrus reticulata, họ Cam Rutaceae

TVQK: cay, đắng, ấm; tỳ, phế

CN, CT: – Hành khí, hoà vị: dùng khi đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy do lạnh, tỳ vị hư

– Hoá đàm ráo thấp: chữa ho do đàm thấp gây ra (bài Nhị trần thang)

– Đọc thêm: Hạt quýt và lá quýt

Liều dùng: 4-12g

Kiêng kỵ:Những người ho khan không có đàm, âm hư không dùng