Thuốc nang và kĩ thuật bào chế thuốc nang

0
11401
thuốc nang
Rate this post
  1. Khái niệm, đặc điểm, thành phần

    • Khái niệm:

    • Là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm từ gelatin và có thê được thêm chất phụ gia không gây độc hại cho cơ thể. Mỗi viên là một đơn vị chia liều
  • Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

  • Thường SKD cao hơn dạng viên nén quy ước
  • Đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước và cách sử dụng
  • Đồng đều phân liều cao
  • Dễ sử dụng

Nhược điểm:

  • Chi phí sản xuất cao hơn so với viên nén
  • Cần thiết bị đặc biệt
    • Phân loại
  • Theo thể chất: Viên nang cứng, viên nang mêm
  • Ngoài ra: viên nang tan ở ruột

Viên nang giải phóng dược chất có kiểm soát

  1. Viên nang mềm

    viên nang mềm
    • Sơ đồ quy trình sản xuất

Chuẩn bị NL nhân
Chuẩn bị NL vỏ
Cân
Pha chế
Phân liều
Tạo dịch vỏ
Tạo dải gel ướt
Tạo nang
Làm sạch nang
Hong khô
Đóng gói

Các thông số:

NL tạo vỏ: gelatin, chất hóa dẻo, màu, cản quang, nước,..

Nhiệt độ: 57-60◦C, loại bọt ( tạo dịch vỏ)

Nhiệt độ trống: 13-14◦C

Nhiệt độ trục ép: 37-40◦C

Hong khô: 21-24◦C , RH 20-30%

  • Giai đoạn sản xuất
  • Chuẩn bị nguyên liệu
  • Nhân : dc+tá dược
  • Vỏ: gelatin; chất hóa dẻo, màu, chất cản quang, nước,..
  • Pha chế dịch tạo vỏ
  • Ngâm trương nở gelatin trong nước khử khoáng
  • Khuấy trộn, đun nóng, hòa tan gelatin
  • Hòa tan chất hóa dẻo, trong dung dịch gelatin
  • Thêm các chất màu, chất bảo quản, chất phụ
  • Loại bọt khí: chân không, cánh khuấy.
  • Pha chế dịch nhân
  • Dạng bào chế: dd, hỗn dịch, nhũ tương
  • Dịch nhân được pha chế theo kĩ thuật và phương pháp bào chế thích hợp
  • Tạo dải gel ướt
  • Tạo vỏ và nạp nhân
  • Lau nang
  • Làm khô nang
  • Chọn nang đóng gói
    • Thiết bị
  • Vẽ sơ đồ cấu tạo thiết bị/ : sách bào chế 211
  • Nguyên tắc hoạt động

+ Khi chế nang, dung dịch vỏ nang chứa trong bình được rót thành lớp mỏng sang trống quay đã được làm lạnh trước. Gặp lạnh, gelatin đông cứng thành màng mỏng. Màng chuyển lên ống có bôi dầu và đưa vào trục tạo nang đã được làm nóng. Trục tạo nang là hai ống hình trụ quay ngược chiều, trên mỗi trục có khuôn một nửa vỏ nang đối xứng nhau. Khi hai nửa vỏ nang tiếp xúc nhau, đãy nang được hàn kín trước, cùng lúc đó, dược chất được đóng vào nang nhờ piston phân phối. Hai khuôn tiếp tục quay, nang được hàn kín và cắt rời khỏi màng gelatin.

  • Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

+ Hiệu suất cao, phân liều chính xác nhờ piston phân liều tự đọng

+ Pp này có thể tạo ra nhiều nang có hình dạng khác nhau, có thể hai màu khác nhau trên một nang do hai dải gelatin được nhuộm màu

+ Có thể chứa được nhiều loại dược chất có thể bào chế theo các phương pháp khác nhau.

  1. Viên nang cứng

    viên nang cứng
    • Các giai đoạn sản xuất

  • Chế tạo vỏ nang
  • Thành phần vỏ nang
  • Gelatin, HPMC
  • Nước
  • Chất màu
  • Tá dược khác: cản quang, chất taọ hương, chất bảo quản,..

Hàm ẩm vỏ nang cứng: 13-16%

  • Ảnh hưởng của vỏ nang đến thời gian rã
  • Cỡ nang: nang càng to, rã càng lâu
  • pH dạ dày: pH càng acid, càng dễ rã
  • khả năng tương tác giữa vỏ và nhân: một số chất có xu hướng làm cứng vỏ nang và kéo dài thời gian rã của vỏ
  • sự già hóa và điều kiện bảo quản
  • Nhược điểm của vỏ nang cứng gelatin
  • Hàm lượng nước cao (13-16%) không thích hợp cho dược chất kém bền với ẩm
  • Bị giòn khi hàm lượng nước của vỏ nang giảm
  • Dễ hút ẩm
  • Có thể gây liên kết chéo, làm giảm độ tan của vỏ nang do một số thuốc phản ứng với nhóm amino của gelatin trong quá trình bảo quản.
  • Sản xuất vỏ nang cứng bằng phương pháp nhúng khuôn
  • Nguyên tắc
  • Sử dụng khuôn là phoi kim loại nhỏ nhúng vào dung dịch vỏ
  • Vỏ nang gelatin: nhúng khuôn có nhiệt độ thấp vào dung dịch gelatin có nhiệt độ cao hơn. Do nhiệt độ chuyển hóa sol-gel của gelatin, khi nhúng, gelatin bám lên bề mặt của khuôn, gelatin gặp lạnh sẽ tạo thể gel bám trên khuôn
  • Vỏ nang HPMC: nhúng khuôn có nhiệt độ cao vào dd HPMC có nhiệt độ thấp
  • Mô tả quy trình

– Khi điều chế, đầu tiên gelatin được ngâm nước cho trương nở, đun cách thủy để hòa tan, đồng thời hòa tan cấc thành phần khác. Lọc, duy trì nhiệt độ 50◦C để nhúng khuôn

-Khuôn: bôi trơn, giữ nhiệt độ khoảng 22◦C trước khi nhúng vào dd gelatin.

-Thời gian nhúng khuôn khoảng 10s, nhấc khuôn lên theo cách quay từ từ để gelatin bám đều trên khuôn.

-Đưa khuôn sấy 30-35◦C

-Tháo vỏ nang khỏi khuôn, cắt theo kích thước quy định

-Có thể in chữ, lắp nắp và thân nang

-Phân loại, đóng gói, bảo quản

  • Sơ đồ quy trình

Chuẩn bị nguyên liệu
Nhúng khuôn
Định hình
Làm khô
Tháo vỏ nang
Cắt vỏ nang
Khớp nắp và thân nang
Phân loại
Đóng gói
Chế dịch vỏ(55◦C)

-Đun nóng

-Khuấy trộn

-Loại bọt khí

Gelatin, nước
Màu, cản quang, bảo quản
  • Sản xuất nhân

-Nhân được bào chế bằng pp thích hợp

-Dạng bào chế: dd, hỗn dịch, thuốc bột, thuốc cốm, pellet,viên nén,..

  • Đóng thuốc vào nang

Có 2 cách đóng thuốc vào nang : pp đong theo thể tích, pp đong theo khối lượng

  • Pp đong theo thể tích:

+ B1: Chọn cỡ nang phù hợp:

KL thuốc đóng nang=tỷ trọng biểu kiến*dung dích nang

Tỷ trọng biểu kiến được xác định bằng cách: cân một lượng bột nhất định, chuyển vào ống đong, gõ nhẹ nhàng cho đến khi thể tích ko thay đổi nữa rồi tính dbk=m/v

Sau khi biết tỷ trọng biểu kiếnàtính V nang cầnàchọn cỡ nang

+ B2: bột thuốc được phân phối qua phễu, trong khi mâm đựng thân nang quay,. Bột chảy qua phễu với tốc độ không đổi, lượng bột đóng vào nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ quay của mâm. Mâm quay nhanh khối lượng bột giảm và ngược lại. Trong pp này, bột phải đảm bảo độ trơn chảy tốt để đảm bảo độ đồng đều hàm lượng.

  • Pp đong theo khối lượng: đóng bằng piston

Khối bột trước khi đóng vào nang được nén lại bằng piston. Có nhiều cách nén bột như cho bột chảy vào các cốc rồi nén bằng piston, lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thỏi trước khi đóng vào nang hoặc dùng piston cắm vào thùng bột, nén sơ bộ khối bột thành thỏi rồi thả vào thân nang. Lượng bột được nén vào nang được tính toán ko giống như pp đong bằng thể tích mà phải dựa vào áp lực nén của piston, thể tích buồng piston, khả năng chịu nén của khối bột.

Sau khi đóng thuốc, nắp nang được lắp vào thân nang bằng khớp chính. Có thể dùng áp lực không khí để đóng nắp nang. Nang sau đó được làm sạch bột, đánh bóng và đóng gói.

 

 

  • Thiết bị đóng nang
  • Thiết bị đóng nang thủ công
  • Thiết bị đóng nang bán thủ công
  • Thiết bị đóng nang tự động

Nguyên tắc nạp thuốc vào nang

  • Có 2 cách nạp bột vào nang: (độ trơn chảy kém) ống phân liều và khoang phân liều

-Ống phân liều:

+ Ống phân liều nhúng vào khối bột

+Piston nén khối bột thành thỏi

+ Ống phân liều nhấc thỏi bột lên

+ Thả thỏi bột vaò thân nang

-Đĩa phân liều

+ Cọc nhồi nén khối bột thành thỏi

+ Quá trình nén được lặp lại 5 lần

+ Thỏi bột được nạp vào thân nang

  • Đối với bột,có tính trơn chảy tốt:pellet, hạt

Có 2 cách nạp vào nang

-Khoang phân liều: Pellet rơi vào khoang phân liều được điều chỉnh Vàbiết được lượng pellet vào

-Ống phân liều : ống phân liều chuyển động từ dưới lên qua khoang chứa hạt. Pellet rơi vào ống phân liều và piston đẩy pellet vào thân nang qua kênh dẫn.

  • Nạp viên nén vào nang

Viên nén xếp thành hàng

Lẫy gạt

Cửa gat

Cho vào thân nang

  1. Tiêu chuẩn và pp đánh giá viên nang

  • Độ đồng đều khối lượng
  • Độ đồng đều hàm lượng
  • Định tính, định lượng
  • Độ rã <30p trong nước