Suy tim

0
1884
suy tim
Rate this post
  1. Định nghĩa bệnh suy tim

Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đáp ứng nhu cầu oxy trong cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim, dẫn đến suy giảm khả năng của tâm thất trong việc nhận máu ở thì tâm trương (suy tim tâm trương), hoặc tống máu ở thì tâm thu (suy tim tâm thu).

bệnh suy tim

 

  1. Phân loại suy tim

Theo NYHA

Độ 1: suy tim không làm hạn chế vận động thể lực, vận động thể  lực thông thường, không gây mệt mỏi, khó thở hoặc hồi hộp trên bệnh nhân

Độ 2 : suy tim hạn chế vận động thể lực, bệnh nhân vẫn khỏe khi nghỉ ngơi, tuy nhiên hoạt động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở, đau ngực

Độ 3: suy tim hạn chế nhiều vận động thể lực, mặc dù bệnh nhân vẫn khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng chỉ cần hoạt động thể lực nhẹ đã dẫn đến biểu hiện các triệu chứng cơ năng

Độ 4: Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu cho bệnh nhân. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi. Chỉ một vận động thể lực, triệu chứng cơ năng gia tăng

Phân loại suy tim theo giai đoạn tiến triển của bệnh

Có nguy cơ suy tim

  • Giai đoạn A: Nguy cơ cao suy tim nhưng không có bệnh tim thực thể hoặc triệu chứng cơ năng của suy tim
  • Giai đoạn B: có bệnh tim thực thể nhưng không có triệu chứng cơ năng của suy tim.

Suy tim

  • Giai đoạn C: có bệnh tim thực thể và trước đây/hiện tại đã có triệu chứng cơ năng của tim.
  • Giai đoạn D: suy tim kháng trị cần can thiệp đặc biệt

 

  1. Triệu chứng lâm sàng

Suy tim trái

  • Khó thở đột ngột, mức độ khó thở tăng dần

+ cơn hen tim: cơn khó thở đột ngột xảy ra về đêm ở bệnh nhân có suy tim, nghe phổi có nhiều ran ẩm rải rác, có ran nổ ở hai bên phổi

+ Phù phổi cấp: cơn khó thở đột ngột xảy ra bất kì thời điểm nào, nghe phổi có nhiều ran ẩm to, nhỏ, hạt dâng nhanh từ hai đáy phổi như thủy triều dâng, bệnh nhân ho khạc ra nhiều bọt

Giải thích: trong suy tim trái, tăng áp lực tâm trương của thất trái và tăng áp lực của nhĩ trái dẫn đến tăng áp lực của tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi. Khi máu ứ tại phổi, giảm sự trao đổi khí oxy dẫn đến khó thở. Áp lực mao mạch phôi tăng đến một mức nào đó, phá vỡ màng phế nang-mao mạch, máu tràn vào phế nang, gây ra phù phổi cấp

  • Ho thường xảy ra vào ban đêm, hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Ho khan hoặc ho có đờm, lẫn máu
  • Nghe tim: nhip tim nhanh, có thể thấy tiếng ngựa phi trái, tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm do hở van hai lá cơ năng
  • Nghe phổi: ran ẩm rải rác ở hai đáy phổi.

 

Suy tim phải

  • Khó thở thường xuyên và ngày một nặng dần, không có cơn khó thở kịch phát như suy tim trái
  • Gan to: cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải, sờ gan to đều, mặt nhẵn bờ tù, đau. Lúc đầu có hiện tượng đàn xếp (gan nhỏ đi khi được điều trị và to ra trong đợt suy tim sau), về sau gan không thu nhỏ được nữa nên to và cứng
  • Tĩnh mạch cổ nổi to, phản hồi gan-tĩnh mạch cổ (+)
  • Áp lực tĩnh mạch trung tâm, áp lực tĩnh mạch ngoại vi tăng cao
  • Tím da và niêm mạc tùy vào mức độ suy tim do phân phối lại máu
  • Phù mềm ở hai chi dưới hoặc phù toàn thân, có thể kèm theo tràn dịch các màng
  • Đái ít, nước tiểu sẫm màu
  • Nghe tim: mỏm tim đập ở vùng mũi ức, ngựa phi phải, tiếng thổi tâm thu nhẹ ở van 3 lá cơ năng
  • Huyết áp động mạch tối đa: bình thường
  • Huyết áp tối thiêu tăng

Giải thích:

+ do suy tim, tim không hút được máu từ tĩnh mạch về tim, đặc biệt là tĩnh mạch xa tim như chi dưới, dẫn đến ứ máu tĩnh mạch

+ ứ máu tĩnh mạch chi dưới, gây tăng áp lực tĩnh mạch chi dưới, tăng áp lực gây phù

+ do cơ chế bù trừ tại tim, hệ giao cảm : phân phối lại máu, giảm dòng máu đến thận, dẫn đến giảm mức lọc cầu thận gây đái ít. Mặt khác, giảm mức lọc cầu thận sẽ tăng thể tích tuần hoàn ngoại vi gây phù

Suy tim toàn bộ

  • Khó thở thường xuyên
  • Phù toàn thân kèm theo tràn dịch các màng
  • Gan to, tĩnh mạch cổ nổi to
  • Huyết áp kẹt: huyết áp tối đa giảm, huyết áp tâm trương tăng
  • X quang: tim to toàn bộ
  • Điện tâm đồ: dày hai tâm thất

 

  1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán suy tim cần căn cứ vào các yếu tố: triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, chỉ dấu sinh học

Trước kia, để chẩn đoán suy tim người ta dựa chủ yếu vào các triệu chứng lâm sàng

Ngày nay, nhấn mạnh thêm vào siêu âm tim, và chỉ dấu sinh học

chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn Framming ham

tiêu chuẩn chính:

– cơn khó thở kịch phát về đêm

– tĩnh mạch cổ nổi

– có ran

– tim to trên X quang

– phù phổi

– S3 gallop

– tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm

– phản hồi gan-tĩnh mạch cổ (+)

– giảm trên 4,5kg/5 ngày trong điều trị suy tim

Tiêu chuẩn phụ:

  • Phù mắt cá hai bên
  • Ho về đêm
  • Khó thở khi gắng sức
  • Gan to
  • Tràn dịch màng phổi
  • Dung tích sống giảm 1/3 so với tối đa
  • Tim nhanh >120 nhịp/phút

Chẩn đoán xác định:

2 tiêu chuẩn chính hoặc một tiêu chuẩn chính kèm theo 2 tiêu chuẩn phụ

 

  1. Điều trị bệnh

  • Điều trị nguyên nhân có thể điều trị được
  • Chế độ sinh hoạt

+ hạn chế các hoạt động thể lực

+ chế độ ăn giảm muối

+ giảm lượng nước và dịch đưa vào cơ thể

+ thở oxy khi có suy tim nặng

+ loại bỏ các yếu tố nguy cơ: rượu, thuốc lá, cà phê, tránh stress, giảm béo

  • Điều trị dùng thuốc

+ tăng sức co bóp của tim: glucosid tim…

+ tăng đào thải muối, nước: thuốc lợi tiểu Furosemid

+ giảm tiền gánh và hậu gánh

+điều trị và dự phòng huyết khối