Tương tác thuốc – thuốc xảy ra bởi tương tác dược lực học như thế nào?

0
2215
tương tác thuốc - thuốc
Rate this post

Tương tác thuốc
Trên thực tế, khi điều trị 1 bệnh nào đó rất ít khi chúng ta dùng đơn độc 1 thuốc mà thường có sự phối hợp giữa các thuốc với nhau. Chính vì vậy, sự tương tác giữa các thuốc là điều không thể tránh khỏi, sự tương tác này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc kia.tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng lẫn nhau còn tuỳ thuộc vào loại thuốc mà đối tượng sử dụng.

Vậy tương tác thuốc – thuốc là gì?

tương tác thuốc – thuốc

Tương tác thuốc là việc thay đổi tác dụng của thuốc khi dùng đồng thời cùng các thuốc khác. Sự phối hợp thuốc có thể làm tăng tác dụng hoặc giảm tác dụng hoặc tăng độc tính hoặc giảm độc tính của các thuốc.
Mục đích của việc phối hợp thuốc nhằm tăng kết quả điều trị và giảm tác dụng không mong muốn.

Tương tác thuốc – thuốc gồm có 2 dạng:

– Tương tác dược lực học.
– Tương tác dược động học.

Tương tác dược lực học.

– Loại tương tác này xảy ra khi 2 thuốc cùng tác động lên 1 receptor, cùng tổ chức hay hệ thống phản hồi.
– Có thể biết trước được kết quả tương tác dựa vào kiến thức của người thầy thuốc về thuốc đó.
– Tương tác làm tăng tác dụng của thuốc gọi là tác dụng hiệp đồng.

Hiệp đồng cộng:

– Gọi a là tác dụng của thuốc A và b là tác dụng của thuốc B.
S là tổng tác dụng của 2 thuốc A và B.
– Khi đó: S = a + b
– Kiểu hiệp đồng này xảy ra với các thuốc có cùng đích tác dụng. Tuy nhiên trên thực tế, người ta không áp dụng loại hiệp đồng này. Vì làm tăng tác dụng của thuốc nhưng đồng thời cũng làm tăng hoạt tính.

Hiệp đồng tăng cường hay tăng mức:

– Lúc này S > a + b.
Các thuốc này thường tác động trên những receptor khác nhau và cho cùng 1 tác dụng dược lý.
– Ví dụ: Fansidar thuốc diệt kí sinh trùng sốt rét là sự phối hợp của Sulfadoxin và Pyrimethamin.

Tác dụng đối kháng:

tương tác thuốc – thuốc

– Khi các thuốc dùng cùng nhau sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của nhau.
Lúc này S < a + b.
Tác dụng đối kháng được ứng dụng trong việc giải độc các thuốc khi ngộ độc.
– Ví dụ: khi ngộ độc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, về bản chất là ngộ độc Acetylcholin, ta có thể dùng Atropin là chất đối kháng cạnh tranh với Acetylcholin trên Receptor muscarinic để giải ngộ độc.
Ngộ độc morphin có thể dùng Naltrexon.