Vai trò của các nguyên tố hóa học trong cơ thể (p1)

0
548
Nguyên tố hóa học có vai trò không thể thiếu trong cơ thể sống
Rate this post

https://thuocbietduoc.edu.vn/?p=10274&preview=true

Tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng các nguyên tố hóa học có vai trò rất quan trọng với cơ thể sống. Những nguyên tố này tồn tại trong cơ thể với một lượng nhất định, khi thiếu hoặc thừa một lượng rất nhỏ cũng có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Cùng tìm hiểu các nguyên tố hóa học quan trọng trong cơ thể người.

  1. Natri ( Na)

– Vai trò:

  • Ion Na+ duy trì áp suất thẩm thấu, cùng với các ion khác ( Cl, HCO3, …) tham gia vào điều hòa acid, base của cơ thể.
  • Duy trì độ pH máu ổn định
  • Cân bằng nước và các chất điện giải
  • Điều tiết chất lỏng, chất dinh dưỡng, chất thải đi vào và đi ra cơ thể.
  • Làm sạch cơ thể

– Hậu quả khi thừa hoặc thiếu Na:

+ Thừa:

  • Tăng dịch ngọai bào, dẫn đến phù toàn bộ cơ thể, từ đó gây suy tim và một số bệnh về thận
  • Khởi phát bệnh cao huyết áp, khiến bệnh nặng thêm.

+ Thiếu:

  • Mất nước ngọai bào, dẫn đến khô miệng, chán ăn, mệt yếu, dẫn đến tăng nhịp tim và gây hạ huyết áp

– Thực phẩm: Bổ sung Natri hàng ngày bằng cách ăn các thực phẩm chứa nó như rau củ tươi sống, thịt, sò, cá, sữa,…

– Ứng dụng:

  • Muối NaHCO3 dùng để trung hòa axit trong dịch vị.
  • Dung dịch NaCl 0,9% là huyết thanh đẳng trương, dùng làm thuốc tiêm tĩnh mạch bổ sung nước và các chất điện giải trong các trường hợp mất nước, ỉa chảy, sốt cao, sau phẫu thuật do mất máu.
  • Na-phenobarbital: thuốc an thần, gây ngủ, giãn cơ
  1. Canxi ( Ca)

– Vai trò:

  • Tham gia quá trình làm đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài mao mạch
  • Bổ trợ điều trị đối với bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể, thúc đẩy họat động của nhiều enzim, hỗ trợ enzim phân giải protit.
  • Cấu thành bộ xương, tạo hình và làm chắc răng.
  • Duy trì lích thích nhịp đập tim
  • Vai trò trong quá trình dẫn truyền thần kinh và kích thích phản ứng của bắp thịt.

– Hậu quả khi thừa hoặc thiếu Ca:

+ Thừa:

  • Nồng độ Ca trong máu lớn hơn 13 mg/dl gây rối lọan nhịp tim
  • Giảm hấp thu các chất Fe, Mg,… gây táo bón
  • Phát triển nguy cơ vôi hóa bánh rau, dẫn đến giảm sự nuôi dưỡng của mẹ sang con
  • Tham gia vào quá trình hình thành sỏi thận

+ Thiếu:

  • Nồng độ Ca trong máu nhỏ hơn 7 mg/dl gây chuột rút, chân tay co giật.
  • Ảnh hưởng quá trình hình thành hệ xương ở trẻ em
  • Gây bệnh loãng xương hay gặp ở người lớn tuổi
  • Trường hợp bị hạ Canxi huyết cấp nặng có thể gây thở nhanh, lọan nhịp tim, suy tim, ngừng thở.
  • Tác động gây bệnh còi xương, chậm phát triển trí tuệ và thể chất.

– Thực phẩm: Trong tự nhiên Canxi có nhiều trong các nguồn thức ăn từ động vật và thực vật như rau muống, mùng tơi, rau rền, rau ngót,tôm, cua, ốc cá,…

Canxi giúp xương chắc khỏe

– Ứng dụng:

  • Các lọai thuốc bổ sung Canxi trong trường hợp thiếu Canxi như viên Canxi gluconat C12H22CaO14, Canxi ống tiêm CaCl2,.H2O,…
  • Ion Ca2+ được lựa chọn để mang các anion có tác dụng điều trị trong các bệnh như Canxi amino salicylat trong trị lao, Canxi cyclobarbital trong thuốc an thần,…
  1. Magie ( Mg)

– Vai trò:

  • Tham gia chống bệnh động mạch vành và lọan nhịp tim.
  • Điều hòa thân nhiệt và quá trình thông khí phổi
  • Thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương
  • Thành phân trong cơ bắp, dịch cơ thể, các mô mềm tim, thận,…
  • Tham gia họat động giãn và co cơ
  • Tham gia chuyển hóa cacbohydrat, protein, chất béo thành chất dinh dưỡng.
  • Duy trì Ca men răng, ngăn ngừa sâu răng.

– Hậu quả của thừa và thiếu Mg:

+ Thiếu:

  • Gây đau thắt ngực dẫn đến nhồi máu cơ tim
  • Rối lọan nhịp tim
  • Gây táo bón hay gặp ở người già
  • Gây viêm đại tràng

– Thực phẩm: Bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn bữa ăn để cung cấp đủ Mg như rau ngót, rau cải, đậu tương, khoai lang, thịt,…

Nguyên tố cần thiết cho cơ thể

– Ứng dụng: Nhiều hợp chất không tan của Mg được sử dụng làm thuốc kháng acid trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Hãy cùng đón đọc các nguyên tố tiếp theo nhé!