Viêm da cơ địa là bệnh gì

0
1210
bệnh viêm da cơ địa
Rate this post
viêm da cơ địa

Định nghĩa về bệnh:

  • Bệnh viêm da co địa là bệnh ngoài da, bệnh chàm khắp cơ thể, sân ngứa, liken đơn dạng mạn… đây là 1 bệnh cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Bệnh rất hay tái phát
  • Bệnh hay khởi phát lúc còn nhỏ
  • Triệu chứng điển hình là làn da tổn thương khô, kèm theo ngứa ngáy khó chịu, người bệnh gãi nhiều làm da dày lên, cứ như vậy càng gãi càng ngứa gây nên vòng xoắn ” ngứa- gãi”. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn, có nguy cơ nhiễm trùng
  • Bệnh có thể di truyền, hay xuất hiện ở người có tiền sử hen, viêm mũi dị ứng…
  • Có khoảng 35% trẻ viêm da cơ địa xuất hiện cơn hen
  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm đánh giá nồng độ IgE máu

Dịch tễ học bệnh:

  • Tỉ lệ hiện mắc: chưa có nghiên cứu chính xác về tỉ lệ bệnh viêm da cơ địa, ở nước ngoài có khoảng 7- 20 %, theo 1 số liệu của viện da liễu thì có đến 20 % bệnh nhân viêm da cơ địa trong tổng số bệnh nhân đến khám
  • Tuổi phát bệnh: bệnh có thể phát trong vòng 2 tháng đầu, hoặc trong năm đầu, 30 % phát trong 5 năm đầu, 10 % phát bệnh trong 6-20 tuổi. khi trưởng thành rất hiếm phát bệnh
  • Giới tính: không phân biệt giới, 1 số báo cáo chỉ ra nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới
  • Di truyền: 60 % trường hợp bệnh nhân bị viêm da cơ địa là do di truyền, cả bố và mẹ bị bệnh thì con bị bệnh lên đến 80%

    bệnh viêm da cơ địa

Yếu tố làm nặng bệnh và khởi phát bệnh:

  • Các dị nguyên trong không khí như: rận rệp, bụi len, bụi
  • Dị nguyên nội sinh: kháng thể IgE trong máu có thể kích thích các IgE khác gây nên phản ứng viêm
  • Vi khuẩn: tụ cầu vàng tiết ra ngoại độc tố , giống như kháng nguyên kích thích sinh kháng thể
  • Thức ăn: trứng, cua, tôm, thức ăn giàu đạm khác
  • Da bị tổn thương, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, có thể do giảm lớp ceramic trên da, làm da khô do mất nước

Biểu hiện lâm sàng của bệnh:

Thể cấp tính:

  • Xuất hiện đám da màu đỏ, không rõ ranh giới, có các đám da sần, có mụn nước, chứa dịch bên trong, không có vảy trên da
  • Da bị sưng lên, phù nề, chảy dịch ra ngoài, sau đó mới đóng thành vảy
  • Bệnh nhân gãi do ngứa sẽ để lại vết xước, tạo cơ hội cho tụ cầu xâm nhập tạo mủ viêm, xuất hiện vảy vàng
  • Bệnh hay xuất hiện ở trán, tay chân, má, cằm, nặng có thể lan ra toàn thân

Thể bán cấp:

  • Biểu hiện giống cấp nhưng nhẹ hơn,  da không có phù nề, không tiết dịch

Thể mạn tính:

  • Da dày lên, thâm, ranh giới không rõ ràng, có các vết nứt gây đau, nguyên nhân do bệnh nhân gãi nhiều
  • Hay gặp ở nếp gấp lớn ở khuỷa tay, chân, cổ. lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • Triệu chứng: da khô, ban đỏ và ngứa, bệnh nhân càng gãi càng ngứa tạo nên vòng xoắn bệnh lí” gãi- ngứa”
  • 1 số biểu hiện khác: viêm mũi dị ứng, hen, viêm kết mạc mắt
  • Biểu hiện bệnh vây cá thông thường, nang lông dày sừng
  • Vị trí: trán, nếp gấp, chi, toàn thân
  • Tiến triển bệnh: bệnh không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ tiến triển trong vài tháng hoặc vài năm, bệnh có thể khỏi ở tuổi thanh niên ( 50%), nhiều bệnh nhân chuyển sang hen

4 tiêu chuẩn chính chẩn đoán:

  • Ngứa
  • Viêm da mạn, hay tái phát
  • Hình dạng nốt ban điển hình: trẻ em thường ở mặt, trẻ lớn và người lớn thường da dày, lichen nếp gấp
  • Tiền sử di tuyền gia đình: hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa

Tiêu chuẩn phụ: da khô, viêm môi, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc mắt, mặt đỏ và tái, dị ứng thức ăn và dị nguyên, chàm ở tay chân, IgE tăng…