Viêm đại tràng mạn tính

0
2232
Viêm đại tràng mạn tính
Rate this post
  1. Viêm đại tràng mạn tính là gì?

Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm mạn tính gây tổn thương khư trú hoặc lan tỏa ở khắp niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau

 

  1. Nguyên nhân

Viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân: xảy ra sau đợt viêm đại tràng cấp tính mà không được điều trị khỏi, hoặc không điều trị, điều trị không dứt điểm

  • Chế độ ăn uống không hợp lý
  • Thực phẩm không an toàn, chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Đây là vấn đề gây nhức nhối trong ngày nay và gây ra một loạt các bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột. Nguyên nhân chủ quan có thể do chế biển không vệ sinh, khách quan:ăn uống ở ngoài quán nhiều, có thể nhiễm từ bèn ngoài vào thực phẩm
  • Nhiễm vi khuẩn đường ruột, niêm mạc đại tràng bị tổn thương nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố như: vi khuẩn, virus, nấm,…
  • Lạm dụng kháng sinh, lâu dần gây ra tình trạng kháng kháng sinh, và còn gây chết hoặc bất hoạt hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột; dẫn đến loạn khuẩn

    lạm dụng kháng sinh là một trong các nguyên nhân gây bệnh
  • Căng thẳng, áp lực công việc thường xuyên.

Viêm đại tràng không rõ nguyên nhân: xảy ra sau đợt viêm đại tràng không đặc hiệu

3. Triệu chứng

  • Đau bụng
  • Trướng bụng, í ách bụng, khó tiêu
  • Đi ngoài nhiều lần, thay đổi hình dạng phân
  • Rất hay xì hơi

 

  1. Chẩn đoán

  • Dấu hiệu thường gặp nhất: đau hạ sườn, dưới rốn, đau từng cơn kèm theo cảm giác mót rặn
  • Đi ngoài nhiều lần, hay xảy ra khi ăn đồ hải sản, đồ tươi sống, gỏi, tái
  • Trướng bụng, khó tiêu
  • Có thể phân lẫn máu
  • Không gây mất ngủ, bồn chồn
  • Nội soi có hình ảnh: viêm, loét, xung huyết, xuất huyết đại trực tràng
  1. Điều trị

  • Điều trị nguyên nhân: xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh, rồi áp dụng các điều trị đặc hiệu, cụ thể vào đó. Để chữa dứt điểm bệnh này, ngoài việc điều trị nguyên nhân, triệu chứng cần phải tái tạo lại cấu trúc đại tràng, phục hồi lại niêm mạc đại tràng bị tổn thương, đồng thời cũng phải cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Điều trị triệu chứng: giảm đau, giảm nhu động ruột, táo bón, tiêu chảy,..
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt:

+ Ăn: giảm mỡ, rau quả xanh và rau sống, không ăn thức ăn gây đầy bụng, thức ăn chậm tiêu

+ Vận động: thể dục thể thao hợp lý.