XỬ LÝ NGỘ ĐỘC MỘT SỐ THỨC ĂN UỐNG

0
1718
Ngộ độc mật cá trắm
Rate this post

XỬ LÍ NGỘ ĐỘC MỘT SỐ THỨC ĂN UỐNG

1. Cóc:

ở nước ta có nhiều vùng bắt cóc để lấy nhựa hoặc lấy thịt làm thuốc cam và lấy thịt làm thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. Nên chú ý rằng da, ruột, gan, phổi, trứng, đầu cóc đều rất độc. Chất gây độc là bufotoxin.

Ngộ độc do ăn cóc

Triệu chứng: đầy bụng, buồn nôn, tim đập chậm( 40-50 lần/ phút) vô niệu, nặng hơn thì khó thở và chết.
Xử trí: gây nôn bằng siro Ipeca, hoặc dung dịch phèn chua 4%. Cho uống nước cam thảo, nước luộc đậu xanh và lòng trắng trứng để giải độc, chuyển đi bệnh viện nếu nặng.

2. Cá nóc:

có nơi gọi là cá cóc.

Cá nóc

Có hơn 60 loại trong đó 30 loại là có chất độc. Ở Việt Nam có 20 loại, cả nước ngọt và nước mặn. Chất độc là ciguatoxin. Khi bị cá cắn hoặc làm cá xây xát vào tay xước da sẽ bị nhiễm độc. Chất độc có nhiều ở gan, trứng, mật. Tỉ lệ người ăn cá nóc bị ngộ độc chiếm 60 % trong 24 giờ.
Triệu chứng: sau khi ăn có cảm giác đau đầu, tê lưỡi, tê môi, tê các đầu ngón, cảm giác kiến bò, tiếp theo là co thắt cơ ngực, cơ bụng, khó thở, chân tay liệt, trụy mạch rồi chết.
Xử trí: phải bằng nhiều cách gây nôn ngay. Cho uống 2 cái lòng trắng trứng, hoặc dùng gạo rang cháy đen đốt thành than tán nhỏ cho uống 30 g. Rồi đưa ngay đến bệnh viện.

3. Mật cá trắm:

cá trắm là loại cá nước ngọt rất quen thuộc với chúng ta, nhưng mật của chúng rất độc. Chất độc là Cyprinol. Độc tố gây nên tổn thương viêm gan, viêm thận cấp và chết vì suy thận.

Ngộ độc mật cá trắm

Triệu chứng: rối loạn tiêu hóa: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và suy thận cấp: đái ít, vô niệu; suy gan cấp: da mắt vàng.
Xử trí: ngoáy họng cho nôn, uống nhiều nước cho chất độc loãng ra. Dùng than hoạt thấm hút. Magie sunfat: 30gr cho tẩy ruột. Nếu có điều kiện tiêm furosemit tĩnh mạch liều cao, có thể tiêm 10 ống, mỗi ống 20 mg để cứu suy thận. Sau đó chuyển đi viện để chạy thận nhân tạo sớm.

4. Sắn, măng:

sắn, măng là hai thứ đồng bào trung du, miền núi cao, nhất là bộ đội, công an thường ăn, nhưng phải chú ý vì trong đó có chất độc: axit cyanhidric ( HCN) ức chế men cytochrom oxydaza.

Món ăn gây độc

Phân biệt sắn độc với sắn lành: sắn nhỏ, trong, dẻo độc hơn những củ to, bở, nhiều bột; sắn càng đắng càng nhiều độc. Sắn được coi là độc nếu chứa trên 7 mg HCN trong 100 g sắn. Chỉ tới 20 mg là bị ngộ độc, 50 mg có thể chết. có vụ ngộ dộc sắn đến 800 người.
Măng tươi cũng có chất độc HCN. Măng độc thường là măng mọc trái mùa và có vị đắng. Trước khi dùng phải thái nhỏ và ngâm trong nước nhiều giờ để hòa tan chất độc.
Triệu chứng: là triệu chứng của ngộ độc HCN, sau khi ăn thấy nhức đầu, nôn nao, chóng mặt, mặt nóng bừng, buồn nôn. Sau đó vật vã, đau bụng, nôn ói, rồi khó thở, mạch nhanh, co giật, bất tỉnh và chết.
Xử trí: tìm nhiều cách gây nôn, cho uống nhiều nước đường, nước mật, nước mía, hoặc bột đậu xanh sống để thấm hút và làm loãng chất độc. Sau đó chuyển nhanh đi viện để rửa dạ dày, dùng thuốc giải độc( xanh metylen, Na hiposulfit) sớm cho nạn nhân. Nếu ở trong phòng mới phun thuốc diệt chuột ( thuốc này có chứa HCN) thì phải đưa nạn nhân ra ngay vì HCN có thể ngấm qua đường hô hấp và qua da.

5. Rượu:

ngộ độc rượu thường gặp. Gọi là rượu, bao gồm những thức uống có chứa etylic. Nhẹ như bia là 10 độ cồn etylic, rượu nặng 40-50 độ, đều chứa chất độc cao. Liều gây say: trong máu có 1-1,5 g cồn etylic trong 1 lít. Liều chết người: 4-6 g cồn etylic/ l máu. Rượu thấp độ như bia uống nhiều cũng bị say, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Gan làm nhiệm vụ khử độc, biến rượu thành axetat, nước và CO2 thải ra ngoài, một giờ chỉ khử được 7 g etylic vào khoảng nửa chai bia 33 hoặc nửa chai rượu 40 độ. Nếu uống quá nhiều, gan không khử độc kịp, trong một thời gian ngắn, cơ thể bị nhiễm độc rượu cấp tính.
Triệu chứng: giai đoạn đầu là kích động nói nhiều, nồng độ cồn trong máu lúc này là 50-150 mg%. Giai đoạn 2: mất phối hợp, đi chân nam đá chân xiêu, nồng độ lúc này 10-250 mg%. Giai đoạn 3: hôn mê, nồng độ rượu máu khoảng 250 mg%, mất phản xạ, đồng tử giãn, mạch nhanh, huyết áp hạ. Nếu nồng độ cồn trong máu từ 400-500 mg% thì sẽ chết.
Xử trí: gây nôn. Tẩy, thụt. Càng nôn nhiều càng tốt, giải độc bằng đậu xanh sống 40g giã nát hòa với một chút nước lọc bỏ bã cho uống. Hoặc khoai lang sống giã nát hòa với nước gạn bỏ bã lấy nước uống. Cho uống nhiều nước lợi tiểu như rau má, bồ đề, rễ cỏ tranh.
Nếu nặng phải đưa đến viện để rửa dạ dày, chống hạ đường máu bằng cách truyền bù dịch, chống toan máu bằng dung dịch NaHCO3 0,14%.

copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn