Cao dược liệu

0
1928
cao khô
Rate this post

Cao dược liệu

cao khô

I, Khái niệm

Những chế phẩm được điều chế bằng phương pháp chiết xuất dược liệu ở một kích thước tiểu phân quy định với những dung môi chiết thích hợp được gọi chung là cao thuốc. Đó là những chế phẩm có thể chất lỏng hoặc bán rắn hay rắn. Nếu sử dụng dung môi chiết là ethanol và dịch chiết thu được không đi qua các giai đoạn bốc hơi dung môi thì chế phẩm thu được gọi là cồn thuốc. Cao thuốc có thể là dạng bào chế hoàn chỉnh sử dụng một cách trực tiếp tuy nhiên thông thường đó là những sản phẩm trung gian dùng bào chế các dạng thuốc khác như siro, viên tròn, viên nén hay viên nang. Cao thuốc thường đã được lược bớt một phần hay nhiều tạp chất trong quá trình bào chế. Hàm lượng hoạt chất trong cao thuốc thường cao hơn tỷ lệ hoạt chất trong dược liệu. Riêng đối với cao lỏng tỷ lệ hoạt chất có thể bằng tỷ lệ hoạt chất trong dược liệu. Dược liệu để điều chế cao thuốc có thể là động vật hay thực vật, còn tươi hay đã được sấy khô, được chia nhỏ đến kích thước nhất định. Dung môi chiết xuất phải là những dung môi không độc hại vì cao thuốc không loại hết đượcdung môi khỏi cao thuốc. Nếu cao thuốc cần loại hết dung môi như cao khô, hoặc sau khi sử lý dịch chiết chỉ còn lại dung môi không độc thì sẽ là  ưu tiên chọn lọc và kinh tế của hỗn hợp dung môi được sử dụng. Dung môi nước hay hỗn hợp etanol- nước là loại dung môi được sử dụng phổ biến nhất trong điều chế cao thuốc đặc biệt là khi cao thuốc yêu cầu tan được trong nước. Các dịch chiết và cao thành phẩm thường chứa nhiều vi sinh vật nhiễm từ nguyên liệu, trong qus trình điều chế nhất là khi nó được điều chế ở nhiệt độ thấp do  hoạt chất không bền nhiệt. Đồng thời bản thân cao thuốc cũng là môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Do đó cần chú ý có những biện pháp thích hợp đê giảm bớt vi sinh vật và bảo quản cao thuốc

II, Phân loại

Theo thể chất

  • Cao lỏng : là loại có thể chất lỏng hơi sánh được  quy ước 1ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu dùng điều chế cao thuốc
  • Cao đặc: là loại có thể chất quánh hoặc dẻo, sờ không dính tay ở nhiệt độ thường, nhưng có thể chảy lỏng thành khối dịch đặc hoặc nhớt khi đun nóng. Cao đặc được điều chế bằng cách cô đặc kéo dài và cẩn thận từ các dịch chiết dược liệu. Phần trăm dung môi còn lại trong cao thường không quá hai mươi phần trăm. Vì có độ ổn định kém và dễ nhiễm vi sinh vật nên phần lớp cao đặc nay được thay thế bằng cao khô
  • Cao khô: ở dạng khối khô hay bột khô, dễ hút ẩm. Hàm lượng nước không quá năm phần trăm. Ngoại lệ một số cao khô thì có thể chất dẻo. Ví dụ khi cao chứa nhiều hợp chất thân dầu hay có tỷ lệ lớn các thành phần thân nước tạo ra hỗn hợp eutectic. Khi để lạnh, khối dẻo rắn lại có thể nghiền được

Theo dược điển Châu Âu

  • Cao quy định hàm lượng : là cao đã được điều chỉnh hàm lượng các thành phần đến một giới hạn nhất định
  • Cao chuẩn hóa: là cao đã được điều chỉnh hàm lượng các thành phần  có hoạt tính điều trị đã biết đến một giới hạn nhất định

Ngoài ra có thể phân chia cao thuốc theo dung môi dùng cho chiết xuất: cao nước, cao cồn, cao ete

Theo phương pháp sử dụng để chiết: thuốc sắc, thuốc hãm

Theo trạng thái dược liệu đã đem chiết xuất: cao dược liệu tươi, cao dược liệu khô