– Phân bố :
– Trong máu thuốc tồn tại ở 2 dạng : dạng tự do và dạng liên kết với protein huyết tương. Chỉ thuốc ở dạng tự do mới cho tác dụng.
+ Ở trẻ nhỏ lượng albumin và globulin kém cả về chất lượng và số lượng. Vì vậy, giảm khả năng liên kết của thuốc với protein huyết tương dẫn đến tăng nồng độ thuốc ở dạng tự do ,kết quả là tăng tác dụng và tăng độc tính của thuốc. Cần lưu ý với những thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương ,lúc này dạng thuốc tự do cao, thể tích phân bố tăng, tác dụng và độc tính sẽ tăng.
– Ví dụ 1 số thuốc gắn mạnh với protein huyết tương như : các thuốc chống đông máu đường uống (coumarin, indandion, warfarin,…), phenytoin, ibuprofen,…
– Tỉ lệ nước / lipid cao làm tăng thể tích phân bố của những thuốc tan nhiều trong nước. Vì vậy, với những thuốc tan nhiều trong nước cần phải tăng liều ( tính theo cân nặng kg ) để đạt được nồng độ thuốc trong huyết tương như người lớn.
+ hàng rào máu não ở trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên tính thấm của hàng rào máu não cao hơn so với người lớn. Do đó, trẻ em rất nhạy cảm với những thuốc tác động trên thần kinh trung ương (TKTW) như morphin, diazepam, phenobarbital, … thuốc vào TKTW nhanh hơn, nhiều hơn.
– chuyển hoá thuốc :
+ Quá trình chuyển hoá thuốc chủ yếu xảy ra ở gan dưới tác dụng của enzym. Tuy nhiên, ở trẻ hệ enzym chuyển hoá thuốc chưa hoàn thiện và phải đến 8 tuổi thì hệ ezym này mới hoàn thiện được như ở người lớn.
+ Tại thời kì này ,tốc độ chuyển hoá thuốc yếu nên thời gian thuốc ở trong máu lâu hơn, thuốc chậm thải trừ ,Clgan giảm. Cần chú ý giảm liều thuốc khi sử dụng.
+ Ngoại lệ, ở tuổi từ 1- 9 tuổi thì quá trình chuyển hoá thuốc ở gan lại xảy ra mạnh mẽ nên trong độ tuổi này cần phải tăng liều cao hơn so với người lớn.
Thải trừ thuốc :
+ Thận là con đường thải trừ thuốc chính trong cơ thể qua 3 cơ chế gồm : lọc qua cầu thận, tái hấp thu ở ống thận, bài tiết qua ống thận.
ở trẻ sơ sinh, tốc độ thải trừ thuốc qua 3 cơ chế trên đều chậm vì vậy mà khả năng bài xuất thuốc qua thận yếu. CLthận giảm và thời gian bán thải T/2 tăng.
+Phải đến khoảng 9 – 12 tháng tuổi chức năng bài xuất thuốc của trẻ mới bằng của người lớn.