Vai trò, ứng dụng của các nguyên tố phi kim trong cơ thể và đời sống

0
1296
Bổ sung đầy đủ các chất cho cơ thể
Rate this post

Không chỉ trong đời sống con người cần các nguyên tố phi kim để sản xuất vật liệu, mà cơ thể con người cũng rất cần nhiều nguyên tố hóa học để duy trì sự sống, tuy cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ với mỗi nguyên tố nhưng nếu thiếu nó cũng có gây hại đến tính mạng. Cùng tìm hiểu vai trò và ứng dụng của các nguyên tố phi kim trong đời sống và cơ thể.

  1. Lưu huỳnh (S)

– Vai trò:

  • Tham gia cấu tạo nên protein, hoocmon, insulin.
  • Thuốc tẩy, giải độc chì, thủy ngân
  • Tẩy uế phòng người mắc bệnh truyền nhiễm
  • Tham quá trình khử độc, quá trình oxy hóa trong cơ thể

– Thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh như hải sản, hành tỏi, cây có dầu, thịt, trứng, hạt cải,…

– Ứng dụng:

  • CaSO4.H2O dùng làm khuôn bó bột
  • Phèn chua K2SO4.Al(SO4)3.24H2O làm trong nước
  • (NH4)2S2O8 dùng để tẩy trắng, sát trùng.
  • Kali thiosunfat (K2S2O3) giúp chữa bệnh ngoài da.
  1. Flo (F)

– Vai trò:

  • Là một vi chất dinh dưỡng tham gia vào các quá trình phát triển răng, tạo ngà và men răng.
  • Giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và có ảnh hưởng đến sự điều hòa, chuyển hóa calci-phospho.

– Thực phẩm: chứa nhiều flo như lá chè, bắp cải, rau diếp, rau câu, tôm, cua…

– Ứng dụng:

  • NaF: dùng bổ sung F vào nguồn nước nghèo yếu tố vi lượng hoặc thêm vào kem đánh răng ngừa sâu răng.

    Flo ngăn ngừa sâu răng
  • F còn được gắn vào các hợp chất hữu cơ để tăng tác dụng sinh học.
  1. Nitơ (N)

– Vai trò:

  • Tham gia thành phần cấu tạo của các hợp chất hữu cơ trong cơ thể như axit nucleic, protein, hoocmon,…
  • Làm môi trường khí quyển trơ trong luyện kim, chế biến dầu mỏ
  • Bảo quản dược phẩm
  • Bảo quản vật thể sinh học lâu dài

– Thực phẩm: Bổ sung nitơ bằng cách bổ sung đầy đủ các axit amin cho cơ thể như thịt, các lọai đậu, ngũ cốc,…

– Ứng dụng:

  • N2 lỏng làm môi trường trơ bảo quản các chế phẩm sinh học
  • N2O làm gây mê phẫu thuật trong thời gian ngắn
  1. Ứng dụng của Clo

  • NaCl là thuốc cung cấp điện giải
  • NaClO là dùng diệt khuẩn, virut, oxy hóa các chất hữu cơ trong tẩy uế, tiệt trùng.
  • Ca(ClO)2 là chất sát khuẩn, tẩy uế nhà cửa, tiệt trùng nước uống, dùng ngoài chữa các vết thương.

    Thuốc sát khuẩn
  • KClO3 có tính sát khuẩn nhẹ, dùng súc miệng, rửa vết thương, thụt âm đạo, dùng trong sản xuất diêm, thuốc pháo, ngòi nổ.
  • Cloramin B có tính sát khuẩn nhẹ, dùng rửa vết thương, tiệt trùng dụng cụ y tế, tẩy uế ổ dịch, tiệt trùng nước uống.
  • NHCl tăng độ axit cho cơ thể, kích thích lợi tiểu, làm toát mồ hôi, long đờm, tăng bài tiết calci qua thận.
  • Ion Cl còn được gắn vào các hợp chất hữu cơ và vô cơ để làm thuốc như thuốc ngủ, ức chế thần kinh, chống co thắt,…
  1. Ứng dụng của Iod
  • Dung dịch iod 5% trong cồn có tác dụng chữa bướu cổ hoặc sát trùng trên da.

    Thiếu Iod gây bệnh bướu cổ
  • KI có tác dụng trị bướu cổ, điều trị nấm ngoài da, có tác dụng long đờm nhẹ.
  • KIO3 được trộn vào muối ăn để bổ sung Iod
  • Povidon iod được dùng để khử khuẩn, sát khuẩn, diệt virut, nấm, động vật đơn bào, kén, bào tử ở các vết thương, trong các khoang của cơ thể, trên dụng cụ y tế.
  • Iod gắn vào những khung hữu cơ thích hợp sẽ tạo thành những chất hấp phụ X quang nên được dùng làm thuốc cản quang dưới dạng tiêm để chẩn đoán các bệnh