UNG THƯ VÚ VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT
Ba phương pháp tự mình kiểm tra để biết có bị ung thư vú không
Một nghiên cứu của Hội nghiên cứu ung thư nước Mỹ đã đưa ra một phương pháp 3 bước kiểm tra ung thư vú rất hợp lý cho người phụ nữ trên 21 tuổi , mỗi tháng kiểm tra 1 lần và thời gian kiểm tra phù hợp nhất là sau khi kì kinh nguyệt chấm dứt.
• Lúc tắm rửa dùng đầu ngón tay vỗ nhẹ vào hai bên nhũ hoa hoặc vị trí dưới nách xem có khối u nào khác thường hay không
• Cởi áo ra đứng trước gương soi, đưa cao cánh tay lên, kiểm tra cặp nhũ hoa ,da của núm vú xem có sự chuyển biến nào không, rồi chuyển cánh tay xuống chổng lên thắt lưng, quan sát cặp nhũ hoa có cao bằng nhau không …
• Để phần trên người cởi trần, nằm ngửa thức thăng bằng, một cánh tay co lại làm gối kê dưới đầu và cánh tay còn lại kiểm tra xem bên đối diện có khối u sưng nào không , có cục bướu cứng nào không, có bộ phận nào dày hơn không. Khi kiểm tra , ngón tay xoa tròn trên vú, vừa di chuyển, trước hết là phần bên trên, kế đó là chung quanh vú và cuối cùng là ở chỗ nách, theo thứ tự xoa, xoa một cách nhẹ nhàng để thăm dò, không dùng bàn tay bấu, véo, nếu không sẽ nhận nhầm tuyến thể là khối u.
Cần làm gì để phòng chống ung thư vú
• Kết hôn ở tuổi thích hợp( 23 tuổi trở lên), sinh con ở tuổi thích hợp (24 đến 30 tuổi), nên cho con bú từ 1 năm đến 1 năm rưỡi.
• Tránh ăn những thức ăn nhiều mỡ và nhiều ca-lo-ri, tăng cường ăn những thực phẩm giàu vitamin.
• Tích cực trị dứt các chứng bệnh thuộc vú lành tính , quan sát kỹ các nang tuyến vú vì chúng rất dễ sinh bệnh.
• Tiến hành kiểm tra ung thư vú thông thường theo phương pháp “quét sạch tuyến vú bằng hồng ngoại tuyến” . Phương pháp chẩn đoán này có khả năng chính xác 95%.
• Tự mình kiểm tra theo phương pháp đã nêu ở trên.
Bệnh ung thư vú thời kì cuối biểu hiện như thế nào?
Khối u lớn rất nhanh, sự hoạt động của khối u mỗi lúc một hạn chế, dần dần cố định ở một vị trí,hình dạng bên ngoài của khối u không có một quy tắc nào cả, giới hạn xung quanh cũng không rõ ràng, bề mặt không trơn láng, chất của nó cứng hơn các tổ chức xung quanh. Bình thường cảm thấy không đau nhức nhưng khi ấn vào lại có cảm giác đau hơi khó chịu. hình dạng núm vú thay đổi.hai mép bên cặp nhú hoa không đối xứng. Ung thu vú thời kì cuối vùng da có khối u bị thủy thũng trở nên cứng lại, tựa như “cánh kiến”. Đó là đặc trưng điển hình của bệnh ung thư vú. Núm vú trở thành thối rứa chảy máu lấn mủ. Da cặp vú bị vỡ thành những mụn lở loét,cực kì tanh hôi, và rất dễ chảy máu, hình thù ở ngoài lõm sâu xuống những lỗ đá bị công phá hoặc lật vành ra bên ngoài như rau cải bông.
Phụ nữ mang thai có bị ung thư vú không?
Theo nhiều nghiên cứu chứng minh, phụ nữ mang thai vẫn có thể bị ung thư vú, đặc biệt thai phụ tuổi đã cao, cần phải cảnh giác nhiều hơn nữa.
Trong thời kì thai nghén mà bị ung thư vú, người ta thường bỏ qua không chú ý vì thời kì mang thai, kích thích tố trong cơ thể vượt cao hơn bình thường làm cho cặp vú căng to. Do đó người ta dễ nhầm lẫn rằng sự căng to này là do thai nghén gây ra , mặt khác cũng không thể sờ thấy những khối u nhỏ. Do đó phụ nữ lớn tuổi mang thai cần kiểm tra 1 lần bằng X quang cho chắc chắn.
Thời cơ tốt nhất để giải phẫu bệnh ung thư vú là khi nào?
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, vào ngày 13 sau khi dứt kinh nguyệt và 2 ngày trước khi có kinh nguyệt kế tiếp là thời gian nên tiến hành giải phẫu cho bệnh nhân. Tỉ lệ bệnh nhân có thời gian sống kéo dài thêm 10 năm sau giải phẫu là 84%, còn nếu giải phẫu từ ngày số 3- 12 sau kinh nguyệt chấm dứt thì tỉ lệ trên chỉ còn 54%. Do đó cần chọn ngày giải phẫu phù hợp để nâng cao tỉ lệ thành công và khả năng kéo dài sự sống của bệnh nhân.