Tác dụng của cây đu đủ

0
804
cây đu đủ
Rate this post
cây đu đủ

Đặc điểm thực vật:

  • Cây cao 10m.lá cây mọc so le nhau. Những cuống lá dài, phiến lá thì được chia làm 8-9 thùy, mỗi thùy bị khía thêm trông như bị xẻ rách .
  • Hoa : có màu vàng nhạt được mọc thành chùm xim ở nách của những lá già
  • Hoa được chia ra 3 loại hoa đực và hoa cái và hoa lưỡng tính
  • Hoa đực được phân nhánh nhiều ,có cuống rất dài.
  • Hoa cái :  cụm hoa gồm 2-3 hoa.
  • Quả to,thịt quả dầy, trong ruột có nhiều hạt

Bộ phận sử dụng của cây:

  • Thường dùng quả, hạt, hoa đực,lá, rễ, nhựa-fructus, semen, flosmusculus, folium, radixet latex caricae papayae, papain và cacpain

Khu vực trồng và thu hoạch :

  • Cây có xuất xứ ở nước Mỹ , thuộc khu vực nhiệt đới,chúng được trồng khắp nơi để lấy quả.
  • Những bộ phận của cây có thể thu hoạch quanh năm
  • Quả xanh: nhựa được lấy , đem phơi khô ,được dùng để hòa tan tơ huyết (fibrin) khả năng hòa tan này là 2000 lần khối lượng dùng.

Thành phần hóa học:

  • Quả chín: chứa 95% là nước, các chất đường
  • Lá: glocuse 8,5% ,pectin, chất béo,muối vô cơ ( Ca, P,Mg, Fe) và vitamin A, B, C
  • Quả xanh, thân, rễ, lá: nhựa mủ
  • Men papain trong nhựa: hòa tan fibrin gấp 2000 lần khối lượng nhựa sử dụng, tiêu hóa protid, chuyển hóa albumin thành pepton, tiêu mỡ
  • Mủ hạn chế tác dụng progesteron, gây khó thụ thai, sảy thai
  • Carpain: trong lá tác dụng mạnh tim như digitalis 
  • Hạt: chứa nhiều mysorin và kali myronat , tinh dầu có mùi sinh hắc
  • Rễ:  có nhiều kali myronat
  • Lá có nhiều myrosin

Tính vị và tác dụng:

  • Đu đủ chín : có vị ngọt mát, chúng khá nhuận tràng, tiêu tích trệ và lợi tiểu
  • Đu đủ xanh: vị đắng , không nên ăn nhiều vì mủ gây kích ứng niêm mạc tiêu hóa đặc biệt là ruột
  • Nhựa và mủ cây: làm sạch da và trừ giun , ngoài ra còn chống đông máu

    đu đủ

Công dụng và chỉ định của quả:

  • Quả đu đủ chín: là món ăn ngon rất bổ dưỡng giúp tiêu hóa protein và  albumin
  • Quả đu đủ xanh được dùng cho người suy giảm chức năng dạ dày và tụy, các trường hợp giảm tiết dịch vị, giảm lên men dạ dày
  • Đu đủ xanh: dùng trong viêm dạ dày mạn
  • Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh , vì gây sảy thai nếu ăn 3 ngày liên tiếp
  • Đu đủ chín cũng hạn chế sự thụ thai
  • Hạt của chúng thường được bào chế thành thuốc trị giun
  • Rễ dùng trị sốt rét và thuốc lợi tiểu
  • Lá dùng trị mụn nhọt, sát trùng và rửa vết thương hở
  • Khả năng sát trùng vết thương còn hiệu quả khi ta đun lá với nước sôi
  • Hoa của cây được dùng trong trị ho gà.
  • Nhựa: điều trị tàn nhang khi bôi trực tiếp lên mặt, điều trị hắc lào giai đoạn đầu, sần da

Cách dùng:

  • Quả xanh dùng hầm với thịt
  • Lá,rễ dùng uống và rửa
  • Hoa: hấp cùng đường hoặc đường phèn
  • Nhựa được sử dụng qua dạng bột hay siro, rượu thuốc

Các bài thuốc có đu đủ:

  • Điều trị di tinh, mộng tinh: đu đủ quả, bỏ cuống, cho thêm 2 cục đường phèn, lắp cuống lại, nướng chín trên bếp than, ăn thịt và hạt. ăn 1-2 quả sẽ có tác dụng
  • Điều trị ung thư phổi,ung thư vú: lá và cuống, nấu sôi, để nguội, chiết lấy nước đậm đặc dùng uống. uống mỗi ngày 3 lần, có thể uống với 3 muỗng mật ong
  • Kết hợp với uống bột củ tam thất và X- quang thì hiệu quả điều trị nhanh hơn
  • Nước lá đu đủ rất đắng và khó uống, cần kiên trì khoảng 15- 20 ngày mới có kết quả