Bài thuốc chữa táo bón, thổ huyết của tía tô

0
616
cháo tía tô
Rate this post

 

tía tô

Tính vị, tác dụng:

  • Lá tía tô có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng
  • Tác dụng: hạ khí, tiêu đờm, điều trị cảm cúm không ra mồ hôi, ho tức ngực, nôn
  • Hạt tía tô điều trị ho , suyễn, táo bón và mộng tinh

Thành phần hóa học:

  • Toàn cây có tinh dầu chiếm 0.5 %
  • Tinh dầu thành phần chủ yếu là perilladehyd, l-perilla-alcohol, limoneli, anpha-pinen, dihydrocumen, ngoài ra còn có elsholtziaketone
  • Hạt tía tô có dầu béo: acid oleic, acid linoleic, acid amin như arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

Điều trị cảm cúm, ho nặng:

  • Áp dụng trong trường hợp cảm cúm nhưng không ra mồ hôi, kèm theo ho đến tức ngực
  • Nấu cháo, múc ra 1 bát còn nóng, trộn với 10-12g tía tô rửa sạch, thái nhỏ
  • Sau đó chùm kín chăn cho ra mồ hôi
  • Lấy 20 g lá tía tô rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi chắt lấy nước khoảng 100 ml, dùng uống rất hiệu quả

Điều trị bí tiểu, đầy bụng:

  • Áp dụng cho trường hợp tiểu tiện không thông, bụng dưới đầy trướng
  • Lấy 2 kg cả cây, nấu sôi, xông vào phần bụng dưới, sau đó bọc vải rang muối chườm nóng lên chỗ đau bụng dưới
  • Lưu ý chườm vào chỗ đầy trướng và vùng rốn, tiểu tiện sẽ thông ngay
  • Nếu bụng đầy trướng đau quặn, lấy 1 nắm tía tô giã nát, gạn lấy nước, hòa thêm ít muối, uống 1 lần

    hạt tía tô

Điều trị táo bón:

  • Áp dụng cho người già và người suy yếu bị chứng táo bón
  • Lấy hạt tía tô và hạt hẹ, mỗi vị 15 gam, giã nhỏ 2 loại hạt, cho thêm nước, khuấy đều, chắt lấy nước cốt
  • Nấu cháo với nước cốt đó, rất hiệu quả

    cháo tía tô

Điều trị chứng thổ huyết:

  • Áp dụng cho bệnh nhân ho ra máu, nôn ra máu
  • Lấy lá tía tô, và hạt hẹ mỗi vị khoảng 15 gam
  • Giã nhỏ 2 thứ đó, thêm 1 bát nước, khuấy đều, chắt lấy nước cô đặc thành cao
  • Đậu đỏ sao chín lên, tán thành bột mịn, trộn đều với cao tía tô, viên nhỏ vừa ăn
  • Mỗi ngày uống khoảng 40 viên rất hiệu quả

Điều trị hen suyễn:

  • Điều trị hen suyễn do yếu phổi hay gặp ở người già
  • Hạt tía tô cân khoảng 50 gam, sao qua, tán thành bột mịn, đổ nước vào, gạn lấy nước
  • Nấu cháo với gạo tẻ, ăn lúc đói rất hiệu quả

Điều trị đau dương vật bị lở loét:

  • Áp dụng cho trẻ em bị đau dương vật và lở loét, chảy mủ
  • Lấy 1 năm tía tô, rửa bằng nước muối, giã nát, đắp vào chỗ đau, rất công hiệu

Lưu ý:

  • Không ăn cá chép với tía tô, sẽ dễ sinh độc, mọc mụn nhọt

copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn