Áp xe phổi và những điều cần biết

0
285
áp xe phổi và những điều cần biết
Rate this post

https://thuocbietduoc.edu.vn/?p=11566&preview=true

Có rất nhiều các bệnh về phổi mà chúng ta đã biết đến như viêm phổi, lao phổi…Những căn bệnh liên quan đến phổi có thể nói là những căn bệnh hay gặp và liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, là đối với trẻ em và người già thì các bệnh về phổi càng đáng lo ngại hơn. Một trong số các bệnh phổi mà ít được biết đến và ít được mọi người quan tâm hơn đó là áp xe phổi.

          Áp xe phổi là gì?

Áp xe phổi là ổ mủ trong một vùng phổi hoại tử thành một hang cấp tính hoặc mạn tính, nguyên phát hoặc thứ phát không do vi khuẩn lao gây ra.

Áp xe phổi có thể xuất hiện một hay nhiều ổ mủ trong phổi của bệnh nhân. Nếu người bệnh có nhiều ổ áp xe nhỏ trong phổi sẽ dẫn đến viêm phổi hoại tử.

Phân loại áp xe phổi:

  • Dựa vào các yếu tố khác nhau mà người ta chia áp xe phổi thành các loại khác nhau.

-Dựa vào thời gian gian diễn biến của bệnh:

Áp xe phổi cấp tính: Thời gian diễn biến của bệnh là dưới 4-6 tuần

Áp xe phổi mạn tính: Thời gian diễn biến sau 6 tuần

-Dựa vào cơ địa của bệnh nhân:

  • Dựa vào thể trạng, cơ địa, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi mắc bệnh người ta chia áp xe phổi thành 2 loại là:

+Áp xe phổi nguyên phát: Áp xe phổi xảy ra ở người bình thường hoàn toàn khỏe mạnh hoặc nguyên nhân gây ra áp xe phổi là do viêm phổi hít phải.

+Áp xe phổi thứ phát:Nếu áp xe phổi sau tắc hẹp phế quản do u hoặc do dị vật đường thở, ổ áp xe phổi di bệnh do nhiễm trùng huyết, áp xe phổi ở bệnh nhân giãn phế quản hoặc ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

  • Dựa vào căn nguyên vi sinh vật:

Dựa vào căn nguyên vi sinh vật gây bệnh người ta chia ra áp xe phổi do tụ cầu, do vi khuẩn kỵ khí hoặc do nấm Aspergillus.

          Nguyên nhân gây áp xe phổi:

+ Đa số áp xe phổi do viêm phổi hít phải các vi khuẩn kỵ khí  như tụ cầu, liên cầu… có trong khoang miệng và niêm mạc mũi. Người ta thấy rằng, bệnh áp xe phổi thường xảy ra đối với người có ổ nhiễm trùng ở khoang miệng, răng lợi. Vi khuẩn sẽ từ đó sẽ xâm nhập vào đường hô hấp dưới. Hậu quả là gây ra viêm phổi do hít phải vi khuẩn và tiến triển gây hoại tử tổ chức nhu mô phổi sau 7-14 ngày rồi phát triển thành áp xe phổi.

+ Bệnh áp xe phổi còn xảy ra do nhiễm trùng huyết, viêm phổi nội tâm mạc gây hoại tử phổi do tắc mạch nhiễm khuẩn.

+ Áp xe xảy ra do nhiễm trùng vùng hầu họng như viêm mủ, áp xe amidan và  huyết khối tắc tĩnh mach cảnh trong do nhiễm khuẩn.

Phòng bệnh áp xe:

Để phòng bệnh áp xe chúng ta nên vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vệ sinh tai mũi họng đúng cách. Điều trị nhiễm khuẩn răng hàm mặt, tai mũi họng, nhất là khi thực hiện các thủ thuật nhổ răng, cắt amidan phải tránh các mảnh tổ chức rơi vào đường phế quản.Luôn giữ cơ thể khỏe mạnh không để cơ thể bị mắc phải viêm họng, viêm xoang hoặc các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi…