Thuốc giải biểu

0
670
thuốc giải biểu
Rate this post

THUỐC GIẢI BIỂU

thuốc giải biểu

1- ĐẠI CƯƠNG

1.1-ĐỊNH NGHĨA:

Đa số có vị tân, tác dụng phát tán, gây ra mồ hôi để đưa tà khí ra ngoài.

Gọi là: Giải biểu phát hãn hoặc phát tán giải biểu

1.2- PHÂN LOẠI:

+ Thuốc phát tán phong hàn: (tân ôn giải biểu) vị tân, tính ôn

+ Thuốc phát tán phong nhiệt: (tân lương giải biểu) vị tân, tính lương

1.3- CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ CHUNG:

– Phát tán giải biểu:Chữa cảm mạo phong hàn, phong nhiệt

– Sơ phong giải kinh chỉ thống: Chữa đau dây thần kinh (thần kinh liên sườn, thần kinh VII, vai gáy, thắt lưng), đau co cứng cơ (giải kinh)

– Tuyên phế chỉ khái: Chữa ho hen, tức ngực khó thở, viêm phế quản, hen phế quản.

– Giải độc thấu chẩn: Chữa mụn nhọt, thúc mọc ban chẩn (sởi thuỷ đậu), dị ứng

– Hành thuỷ tiêu thũng ( Lợi niệu tiêu phù): Chữa viêm cầu thận cấp do lạnh (phong thuỷ), dị ứng, phù thũng.

Chú ý: – Tà khí ở cả biểu và lí thì biểu lí song giải

– Mùa hè lượng ít, mùa đông lượng nhiều hơn

– Phụ nữ sau khi sinh, người già trẻ em lượng ít

– Người yếu phối hợp với thuốc bổ( bổ âm, bổ huyết và ích khí)

– Không dùng kéo dài, khi khỏi bệnh ngừng thuốc

– Uống ấm, ăn cháo nóng, đắp chăn để ra mồ hôi

– Khi ra mồ hôi cần lau khô và tránh gió

– Không nên sắc lâu

1.5- Kiêng kỵ:

Ra mồ hôi nhiều (tự hãn, đạo hãn), thiếu máu

– Mụn nhọt đã vỡ, sởi thủy đậu đã mọc, bay hết, âm hư (mất nước, chất điện giải) thời kì hồi phục, tiểu đường, tiểu nhạt.

2- CÁC VỊ THUỐC

2.1- THUỐC PHÁT TÁN PHONG HÀN

(tân ôn giải biểu)

– Cảm mạo phong hàn:

Sợ lạnh, gai rét, hơi sốt, đau đầu, mình; ngạt mũi, chảy nước mũi, khản tiếng, thường không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn, phù hoãn.

– Ho hen do lạnh.

– Đau cơ, đau dây TK do lạnh.

– Dị ứng, viêm mũi dị ứng, ban chẩn, phong thủy do lạnh

2.1.1-QUẾ CHI

Ramulus Cinnamomi.  Cinnamomum SPP. Họ Lauraceae.

TVQK: Tân, Cam, ôn; Tâm, phế, bàng quang.

CN: Phát tán phong hàn, hoạt huyết thông kinh, ôn kinh chỉ thống, ấm thận hành thủy.

CT: – Cảm hàn. Có mồ hôi (biểu hư). PH Bạch thược (Quế chi thang). Không mồ hôi (biểu thực). PH Ma hoàng (Ma hoàng thang).

– Đau khớp, đau dây thần kinh, đau cơ. PH Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, thuốc trừ phong thấp (Tiểu kiến trung thang, quế chi phụ tử thang)

– Ứ huyết bế kinh đau bụng, thai chết lưu.PH thuốc họat huyết (Quế chi phục linh hoàn: Quế chi – đan bì – đào nhân – phục linh – thược dược).

– Phù, tiểu ít, tiểu không thuận lợi: do thận dương hư, PH Bạch truật, Bạch linh, Trư linh, Trạch tả (Ngũ linh tán).

Liều dùng:  4-12g/ ngày dạng sắc.

Kiêng kỵ: âm hư hỏa vượng, suy nhược thần kinh ức chế giảm, huyết áp cao, can dương thịnh, có thai, xuất huyết, kinh nguyệt ra nhiều.

Tác dụng dược lý:

– Tinh dầu quế có tính kháng khuẩn, siêu vi cúm. Tác dụng giãn mạch trên chó và chuột lang

– Quế chi có tác dụng cường tim, kích thích niêm mạc dạ dày, tăng nhu động dạ dày ruột

– Aldehyd cinnamic (cinnamaldehyd) có tác dụng giãn động mạch vành rõ rệt.

Trên chó và chuột lang gây mê, cinnamaldehyd có tác dụng hạ áp, có thể liên quan đến tác dụng giãn mạch ngoại biên

– Cinnamaldehyd gây giải phóng catecholamin từ tuyến thượng thận của chó, có tác dụng tăng lực co cơ và tăng nhịp tim trên tim chuột lang có lẽ do giải phóng catecholamin nội sinh.