thuốc phá huyết

0
896
huyết ứ
Rate this post
huyết ứ

Thuốc phá  huyết là những vị thuốc để chữa những bệnh gây ra do huyết ứ

Nguyên nhân gây huyết ứ có nhiều: do sang chấn, do viêm nhiễm, do co mạch, do xơ vữa động mạch,…đều dùng thuốc hành huyết để chữa.

Các vị thường dùng :

2.1 NGA TRUẬT

Là củ phơi khô của cây nga truật hay nghệ đen, nghệ tím Curcuma zedoaria, họ Gừng Zingiberacae

TVQK: đắng, cay, ấm; can.

CN, CT:

– Phá huyết: dùng trị bệnh huyết trệ, kinh nguyệt bế, đau bụng khi có kinh, sau khi đẻ khí huyết xông lên đau nhói khắp cơ thể

– Hành khí tiêu thực hoá tích trệ: chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, ợ hơi, ợ chua do khí trệ

Liều dùng: 6-12gam/ngày

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, cơ thể yếu không có tích trệ không dùng

Tác dụng dược lý

Theo 1 số tài liệu

– Nga truật tăng cường bài tiết mật đồng thời ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày

– Nga truật có tác dụng kích thích tiêu hoá, kiện vị, bài hơi

– Tinh dầu nga truật có tác dụng kháng khuẩn

– Cao cồn nga truật có tác dụng ngừa thai trên động vật

– Nga truật chế giấm có tác dụng kéo dài thời gian chảy máu so với dạng sống, có ảnh hưởng đến các yếu tố làm tan sợi huyết, đến quá trình tiêu fibrin hơn dạng sống

Tác dụng dược lý

Theo 1 số tài liệu

– Nga truật tăng cường bài tiết mật đồng thời ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày

– Nga truật có tác dụng kích thích tiêu hoá, kiện vị, bài hơi

– Tinh dầu nga truật có tác dụng kháng khuẩn

– Cao cồn nga truật có tác dụng ngừa thai trên động vật

– Nga truật chế giấm có tác dụng kéo dài thời gian chảy máu so với dạng sống, có ảnh hưởng đến các yếu tố làm tan sợi huyết, đến quá trình tiêu fibrin hơn dạng sống

2.2 TÔ MỘC

Là gỗ của cây tô mộc (gỗ vang) Caesalpinia sappan, họ Đậu Fabaceae

TVQK: ngọt, mặn, bình; tâm, can, tỳ

CN, CT: – Phá huyết ứ: chữa bế kinh, thống kinh, ứ huyết sau đẻ, sung huyết do sang chấn, tiêu viêm trừ mủ

– Thanh tràng chỉ lỵ: chữa chứng lỵ, nhất là lỵ lâu ngày, ỉa chảy nhiễm trùng

Liều dùng: 3-6 gam/ngày

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai

Tác dụng dược lý

– Tô mộc có tác dụng kháng sinh với các chủng vi khuẩn bạch hầu, lỵ, tụ cầu vàng, phế cầu, phẩy khuẩn tả,…

– Tác dụng diệt amip với nồng độ ức chế thấp nhất 1/200

– Gây co bóp tử cung, kháng nội tiết tố hướng sinh dục trên chuột cống đực non và có tác dụng estrogen yếu

2.3 Tô mộc

TVQK: đắng, bình; can, tỳ

CN, CT: – Chữa huyết kết khí trệ: bế kinh, đẻ xong ứ huyết đau bụng

Tác dụng dược lý – Tô mộc có tác dụng kháng sinh với các chủng vi khuẩn bạch hầu, lỵ, tụ cầu vàng, phế cầu, phẩy khuẩn tả,…

– Tác dụng diệt amip với nồng độ ức chế thấp nhất 1/200

– Gây co bóp tử cung, kháng nội tiết tố hướng sinh dục trên chuột cống đực non và có tác dụng estrogen yếu

2.4 TAM LĂNG

Là thân rễ cây tam lăng Sparganium stoloniferum hoặc cây hắc tam lăng S. racemosum, họ Tam lăng Sparganiaceae

TVQK: đắng, bình; can, tỳ

 

– Gây co bóp tử cung, kháng nội tiết tố hướng sinh dục trên chuột cống đực non và có tác dụng estrogen yếu

– Chữa cơn đau dạ dày do khí trệ: đau dạ dày thực tích bụng trướng

– Kích thích tiêu hoá: do ăn sữa nhiều, thịt nhiều gây bụng đầy trướng buồn nôn

– Chữa ứ sữa

– Chữa thai chết lưu

Liều lượng: 6-12g/ngày

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư nhược, không có thực tích, phụ nữ có thai

Chú ý: Nga truật và tam lăng đều là thuốc phá huyết hành khí. Tam lăng nặng về phá huyết hơn hành khí, nga truật nặng về hành khí hơn phá huyết, 2 vị thuốc này hay được sử dụng phối hợp

nguồn link:thuốc phá huyết