Độc chất chì

0
802
độc chất chì
Rate this post
    độc chất chì

Nhiễm độc chì (Pb) còn có tên gọi khác như plumbism, colica pictonium và saturnism, Devon colic hay painter’s colic, gây ra bởi sự tích lũy một lượng lớn chì bên trong cơ thể. Chì là một chất độc có tính tích lũy ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể, gồm các bệnh về thần kinh, huyết học, dạ dày-đường ruột, tim mạch và thận. Đặc biệt là trẻ em, là đối tượng dễ tổn thương nhất đối với hệ thống thần kinh, cho dù với lượng phơi nhiễm chì ở mức độ thấp, có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi về tổn thương thần kinh [5, 9]. Chì còn gia tăng thêm hiểm họa của bệnh đục thủy tinh thể, gây ra mù, thường gặp ở người lớn tuổi [6]. 

Ảnh hưởng của chì tới sức khỏe

Sự phơi nhiễm chì được cho rằng gây ra khoảng nhỏ nhưng lại đáng quan tâm các bệnh nghiêm trọng trên thế giới, đặc biệt là ở vùng đang phát triển [8, 9]. Chì đi vào cơ thể qua hai con đường chủ yếu là: Đường hô hấp và đường tiêu hóa. Phơi nhiễm chì có sự ảnh hưởng rộng và không phụ thuộc vào con đường đi vào cơ thể, tác động chủ yếu lên hệ thần kinh của người trưởng thành và trẻ nhỏ bao gồm giảm chỉ số IQ (intelligence quotient) và tăng huyết áp (systolic blood pressure) [4, 8]. Ngoài ra, chì có gây ra các bệnh có triệu chứng như làm yếu ngón tay, cổ tay, khớp mắt cá chân, gây thiếu máu ở người trung niên và người già, tổn thương dạ dày nghiêm trọng, yếu cơ và tổn thương não ở trẻ nhỏ [8]. 

Trẻ em

Trẻ em là đối tượng ảnh hưởng nặng nề hơn so với người lớn, đặc biệt nhất là trẻ em dưới 5 tuổi khi cơ thế chưa hoàn chỉnh.Khoảng 600.000 trường hợp trẻ em mỗi năm bị  khuyết tật về trí não là do nhiễm chì [9]. Điều này cũng có thể hiểu một cách đơn giản là trong giai đoạn này, trí não và cơ thể của bé đang trong giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, trẻ em khoảng 2 tuổi có xu hướng có nồng độ chì trong máu cao hơn do chúng luôn bỏ mọi thứ vào miệng, kể cả những thứ là nguồn ô nhiễm chì. Mặc dù có thể xử lý loại bỏ chì ra khỏi cơ thể bằng một số phương pháp điều trị bằng thuốc, tuy nhiên các tổn thương do chì gây ra khó có thể thể phục hồi lại. Giới hạn gây hại của chì trong chế độ ăn ở trẻ em từ 1-4 tuổi vào khoảng 0,03 – 9 µg/Kg trọng lượng cơ thể một ngày. Dưới mức 0,03 µg/Kg thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, trong đó mức phơi nhiễm 0,3 µg/Kg làm giảm 0,5 điểm IQ và mức 1,9 µg/Kg làm giảm 3 điểm IQ [4].

Phụ nữ đang mang thai

Nồng độ chì cao trong cơ thể cao sẽ gây sẩy thai. Thai nhi chịu ảnh hưởng qua người mẹ bị nhiễm chì và có thể đẻ non, nhỏ con, trẻ bị giảm khả năng về trí não trong thời thơ ấu như khó học và giảm sự phát triển ở giai đoạn lớn hơn [8].

Người trưởng thành

Các bệnh như tăng huyết áp, các vấn đề về sinh sản, rối loạn thần kinh, đau cơ, khớp, hay giận dữ, các vấn đề về trí nhớ và tập trung [6]. Ngoài ra, ở nồng độ cao, chì gây tổn thương lên cơ quan tạo tinh trùng ở nam giới [8]. Giới hạn lượng chì có thể gây hại từ 0,02 – 3 µg/Kg trọng lượng cơ thể một ngày. Dưới mức 0,02 µg/Kg ít gây nguy hiểm vì ở dưới mức 1,2 µg/Kg, mức làm tăng huyết áp 1 mmHg (0,1 kPa). Trên mức 3 µg/Kg sẽ làm tăng huyết áp lên 2 mmHg (0,3 kPa). Ngoài ra, ở mức này sẽ làm tăng sự rủi ro của bệnh thiếu máu cục bộ ở tim (ischaemic heart disease) và sang chấn mạch máu não (cerebrovascular stroke) [4].