Thống kê tại châu Âu cho thấy, mifepristone (RU 486) kết hợp với misoprostol giúp kết thúc thai kỳ trong hơn 90% trường hợp. Thuốc tỏ ra hiệu quả nhất trong 7 tuần đầu mang thai. Về mặt cơ chế, hai thuốc này hoạt động khác nhau:
– Mifepristone khiến rau thai bong khỏi nội mạc tử cung và giúp cổ tử cung mềm ra, cho phép thai xổ ra ngoài.
– Misoprostol gây co thắt tử cung để đẩy thai ra.
Quá trình điều trị gồm 2 bước:
– Bước 1: Dùng một liều mifepristone đường uống theo chỉ định của bác sĩ.
– Bước 2: 48 giờ sau khi thực hiện bước 1, dùng thuốc viên misoprostol đường uống hoặc đặt âm đạo. Bước này có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc ở nhà.
Để thực hiện việc phá thai bằng thuốc, bệnh nhân phải đi khám bác sĩ ít nhất 3 lần. Hai lần đầu để được cấp thuốc, lần thứ ba để kiểm tra xem thai kỳ đã kết thúc chưa và có biến chứng gì không.
Trong vòng 4 giờ sau khi thực hiện bước 2, khoảng 50% phụ nữ sẽ có xuất huyết âm đạo, cơn co tử cung và thai xổ ra. Còn sau 24 giờ, khoảng 90% thai kỳ sẽ kết thúc. Đôi khi bác sĩ cần phải nhắc lại bước 2. Sau phá thai, người bệnh thường được theo dõi trong vòng 14 ngày. Nếu không thành công, việc nạo thai bằng phẫu thuật sẽ được áp dụng để ngăn ngừa thai phát triển không bình thường. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại trong vòng 6 tuần sau khi sổ thai. Phải liên hệ với bác sĩ nếu không thấy kinh trở lại.
Biện pháp này ít ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và người phụ nữ có thể mang bầu vài tuần sau khi phá thai. Trong những tuần đầu, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh nhiễm trùng.
Nghiên cứu cho thấy, hiệu quả phá thai của mifepristone và misoprostol giảm nhẹ khi tuổi thai tăng. Ngoài ra, misoprostol dùng đường âm đạo ít gây tác dụng phụ và đạt hiệu quả cao hơn so với dùng đường uống:
Tác dụng không mong muốn của phương pháp gồm: các biểu hiện của sẩy thai (co thắt tử cung, buồn nôn, tiêu chảy, xuất huyết âm đạo) và máu cục đi ra từ tử cung. Các tác dụng phụ khác có thể xuất hiện là: đau đầu, chóng mặt, muốn xỉu, đau lưng, mệt mỏi.
Nghiên cứu cho thấy, hiệu quả phụ tăng ở những người mang thai tuần thứ 8 hoặc thứ 9. Người mang thai lần đầu hay gặp tác dụng này hơn những người mang thai lần sau.
Cần gọi bác sĩ khi có một trong các biểu hiện: xuất huyết nặng, đau, sốt.
Chống chỉ định tuyệt đối:
– Nghi mang thai ngoài dạ con.
– Đang đặt vòng.
– Sử dụng corticoide dài hạn.
– Suy thượng thận.
– Thiếu máu trầm trọng.
– Rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu.
– Hen nặng.
– Bệnh gan hoặc thận.
– Bệnh tim hoặc huyết áp cao không thể kiểm soát.
– Dị ứng với mifepristone.
Trong vòng 4 giờ sau khi thực hiện bước 2, khoảng 50% phụ nữ sẽ có xuất huyết âm đạo, cơn co tử cung và thai xổ ra. Còn sau 24 giờ, khoảng 90% thai kỳ sẽ kết thúc. Đôi khi bác sĩ cần phải nhắc lại bước 2. Sau phá thai, người bệnh thường được theo dõi trong vòng 14 ngày. Nếu không thành công, việc nạo thai bằng phẫu thuật sẽ được áp dụng để ngăn ngừa thai phát triển không bình thường. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại trong vòng 6 tuần sau khi sổ thai. Phải liên hệ với bác sĩ nếu không thấy kinh trở lại.