những điều cần biết về kinh nguyệt

0
708
đau bụng kinh
Rate this post
đau bụng kinh

Khái niệm

-Chu kì kinh nguyệt là sự biến đổi về cấu trúc và  chức năng dẫn đến sự chảy máu có chu kì ở niêm mạc tử cung dưới tác dụng của các hormon tuyến yên và tuyến sinh dục,  độ dài của chu kì kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa hai ngày chảy máu đầu tiên của hai chu kì liên tiếp nhau.

-Độ dài chu kì kinh nguyệt của phụ nữ việt nam  trung bình từ 28-30 ngày.

Đặc điểm

Niêm mạc tử cung bong không đều mỗi đợt hành kinh dài 3-5 ngày

niêm mạc tử cung bong đến đâu thì tái tạo đến đấy

chu kì kinh có thể thay đổi từ người này qua người khác nhưng ít thay đổi ở 1 người trong thời kỳ tuổi  hoạt động sinh dục

Lượng máu mất trong mỗi chu kỳ kinh từ 60-80 ml , thường nhiều vào những  ngày giữa kì kinh

2.Diễn biến của chu kì kinh nguyệt

  • chu kì kinh nguyệt chia 3 giai đoạn: thời kì hành kinh, thời kì sau kinh, thời kì trước kinh.
  • chu kì kinh nguyệt có liên quan chặt chẽ với sự thay đổi lượng hormon sinh dục trong cơ thể.
  • Thời kì hành kinh

  • -Dài 3-5 ngày.
  • -Khi sắp hành kinh lớp nông của nội mạc tử cung có nhiều vùng sung huyết.Các mạch máu xoắn cực độ và vỡ ra tạo nên các đám xuất huyết.Biểu mô bao phủ niêm mạc, biểu mô bao phủ các tuyến, mô liên kết của lớp đệm bị thoái hóa, hoại tử và bong ra.Máu chảy nhiều vào khoang tử cung rồi ra ngoài kéo theo những thanh phần đã hoại tử.-Cơ chế: trong thời kì này ở buồng trứng hoàng thể thoái hóa.Hiện tượng kinh nguyệt là kết quả của sự giảm estrogen và progesteron.

    -Máu kinh có mùi tanh, hơi nồng và không đông. Những ngày hành kinh không phóng noãn máu có màu đỏ tươi.Những ngày hành kinh có phóng noãn thì máu có màu đỏ thẫm, đỏ nâu.Lượng máu: 60-80 ml.

    -Sự bất thường: thời gian hành kinh, đau bụng, màu sắc và lượng máu mất.

  • Thời kì sau kinh

    • Dài 10 ngày, từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 của chu kì kinh nguyệt.
    • Nội mạc thân tử cung khôi phục lại cấu tạo và ngày càng dày thêm do sự tăng sinh các tế bào đáy tuyến và tế bào liên kết còn sót lại.Đến ngày thứ 14 nội mạc đã dày tới 3 mm.
    • Trong thời kì này ở buồng trứng có một số nang trứng tiến triển tới chín, vỡ ra và phóng thích noãn ra khỏi buồng trứng, gây ra sự rụng trứng vào ngày thứ 14 của chu kì.
    • Cơ chế:

      • Nội mạc thân tử cung tiếp tục dày thêm và có sự chuẩn bị để đón trứng thụ tinh vào làm tổ.
      • Cơ chế: do trong buồng trứng hoàng thể phát triển và tăng cường tiết estrogen và progesteron.Nhưng cuối thời kì trước kinh sự biến đổi còn phụ thuộc vào noãn đã phóng thích có đc thụ tinh hay không.

      -Nếu không xảy ra thụ tinh: gây ra hành kinh.

      -Nếu xảy ra thụ tinh: noãn thụ tinh tạo ra lá nuôi.Lá nuôi phát triển và tiết ra hormon hướng  sinh dục của rau có tác dụng duy trì hoàng thể thai nghén.Hoàng thể tiếp tục tiết ra E va P làm nội mạc tử cung tiếp tục phát triển đảm bảo sự làm tổ và phát triển của trứng.

      Sự hành kinh không xảy ra.

    nguồn link:những điều cần biết về kinh nguyệt