Điều trị ngộ độc

0
638
chất độc
Rate this post

Điều trị ngộ độc

chất độc

Trong điều trị ngộ độc cấp, khi chưa xác định được ngộ độc chất độc nào để có thể có biện pháp hữu hiệu xử lý chất độc, bệnh nhân có thể chết vì rối loạn các chức năng. Vì vậy hồi sức cấp cứuđiều trị triệu chứng có vai trò rất quan trọng

  1. Điều trị suy hô hấp: Khó thở và ngạt thở

Đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo, cho thở oxy hoặc hỗn hợp CO2 và oxy. Trường hợp ngộ độc clo, brom, phosgen, SO2 không được làm hô hấp nhân tạo. Sau đó dung thuốc kích thích thần kinh trung ương như ephedrin, lobelin, amphetamin

2. Điều trị rối loạn nhịp tim:

dùng thuốc trợ tim như camphor, niketamid

3. Chống sốc

: nguyên nhân sốc là do nôn mửa tiêu chảy xuất huyết dẫn đến giảm thể tích máu , giảm cung lượng tim đột ngột do rối lại nhịp tim, Truyền dung lịch lactac ringer hoặc chất thay thế huyết tương

4. Điều trị triệu chứng thần kinh

: Thường là hôn mê hoặc động kinh co giật

  • Giảm co giật: tiêm tĩnh mạch diazepam, phenobarbital
  • Điều trị hôn mê, ức chế thần kinh: camphor, cafein

5. chống rối loạn mất nước, điện giải và toan kiềm

  • Chống mất nước và điện giải: truyền dung dịch NaCl 0,9%
  • điều chỉnh thăng bằng acid- base bằng thuốc sau

Nếu thừa kiềm : dùng thuốc lợi tiểu thải kiềm như acetazolamin, hoặc bù toan bằng cách truyền dung dịch NH$CL 0,83%

Nếu toan huyết thì truyền dung dịch NaHCO3 1,5 %

6. Chống biến chứng máu

  • Ngộ độc nitrit tạo methemoglobin: tiêm vitamin C
  • Ngộ độc làm máu chậm đông thì truyền tiều cầu hoặc máu, cho thêm thuốc nhóm corticoid
  • Trường hợp tan huyết chủ yếu điều trị bằng truyền máu

Sự thải trừ qua thận

  • Quá trình lọc thụ động qua cầu thận xảy ra với các phân tử kích thước nhỏ dưới 100 A, và không liên kết với các protein
  • Quá trình tái hấp thu là một quá trình khuếch tán thụ động, xảy ra với các chất tan trong lipid, không bị ion hóa ở pH nước tiểu sẽ  được hấp thu lại tại ống lượn gần và ống lượn xa
  • Sự bài tiết : các chất tan trong nước, bị ion hóa bởi pH nước tiểu sẽ được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu

Sự thải trừ qua gan

  • Tại gan xảy ra hai pha chuyển hóa các chất. Với pha 1 là pha tạo ra các nhóm chức phân cực và diễn ra một số phản ứng như oxy hóa khử, phản ứng thủy phân, phẩn ứng hydrat hóa epoxid. Pha 2 là pha liên hợp các chất sản phẩm ở pha 1 với các chất nội sinh và diễn ra các phản ứng như liên kết với sulfat, liên kết với nhóm thio, tạo thành thiocyanat, liên kết với glucosid, liên kết với glutathion, liên kết với glucuronic, Phản ứng metyl hóa, phản ứng acyl hóa.
  • Các chất độc phụ thuộc vào kích thước phân tử  hay khối lượng phân tử mà sẽ được đào thải vào mật xuống ruột hay đào thải qua nước tiểu. Đối với quá trình đào thải chất độc vào mật đổ vào mật, một số chất độc sẽ có thể bị thủy phân để trở về dạng ít phân cực, không phân cực hơn và từ đó sẽ được hâp thu lại máu gây hiện tượng tích lũy gây độc và một số thuốc có chu kì gan ruột như digitoxin, digoxin. Phần lớn các chất độc tan trong lipid sẽ bị gan biến đổi và đào thải. chu kì ruột gan có thể lặp đi lặp lại nhiều lần làm thăng thời gian bán thải và gây độc cho cơ thể