Đái tháo đường

0
1018
đo đường huyết
Rate this post
đo đường huyết
  1. Định nghĩa:

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hóa carbonhydrat  ,mỡ, protein kết hợp với giảm tương đối hoặc tuyệt đối tác dụng của insulin và/hoặc tiết insulin.
– Bệnh có thể dẫn tới các biến chứng cấp tính: hôn mê và tử vong trong thời gian ngắn hoăc biến chứng mạn tính gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể

  1. Dịch tễ:

  • Theo WHO: năm 1985 toàn thế giới có 30 triệu người mắc ĐTĐ, tới 1994 con số này đã tăng lên 98,9 triệu và ước tính đến năm 2010 có khoảng 215,6 triệu người bị ĐTĐ. Hiện nay ĐTĐ được coi là 1 trong 3 bệnh có tốc độ gia tăng nhanh nhất.
  • Việt Nam: chưa có số liệu thống kê trên toàn quốc nhưng qua điều tra tại một số thành phố lớn thấy tỉ lệ ĐTĐ cũng khá cao và có chiều hướng tăng lên. Hà Nội năm1991 tỉ lệ ĐTĐ là 1,1%; năm 2000: 2,4%. Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 tỉ lệ mắc ĐTĐ là 2,52%.

3.phân loại

  • –ĐTĐ typ1: do bệnh tự miễn dịch , các tb beta tuyến tụy bị phá hủy bởi 1 chất trung gian miễn dịch, sự phá hủy này thường diễn ra nhanh với sự xuất hiện của các tự KT : kháng đảo tụy ICA, kháng GAD
  • -ĐTĐ typ2: (đái tháo đường k phụ thuộc insulin) đặc trưng tình trạng kháng insulin kèm theo thiếu hụt insulin tương đối, trch lsang âm thầm, thường phát hiện muộn
  • -ĐTĐ thai kì: là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết xảy ra trong quá trình mang thai
  • -ĐTĐ thứ phát do

+ bệnh lý tụy : viêm tụy, u tụy, cắt bỏ tụy….

+ bệnh lý nội tiết : hc Cushing, cường giáp, u tủy thượng thận….

+ do thuốc, hóa chất: thiazide, glucocorticoid, TFN,…

+ một số bệnh di truyền: hc Down, turner,…

+ do nhiễm khuẩn : sởi, quai bị,…

+ đái tháo đường thể MODY: giảm chức năng tb beta do khiếm khuyết gen

  • -ĐTĐ typ 1,5 : đái tháo đường thể tiến triển chậm hay gặp ở ng lớn hay còn gọi là ĐTĐ tự miễn dịch tiềm tàng ở ng lớn LADA
  • Tiền ĐTĐ: Bao gồm các thể rối loạn glucose máu lúc đói và/hoặc rối loạn dung nạp glucose máu nhưng chưa đến ngưỡng chẩn đoán bệnh Và HbA1C 5,7% – 6,4%

II.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG & CẬN LÂM SÀNG:

  1. lâm sàng :

  • Triệu chứng LS phụ thuộc vào mức độ thiếu Insulin:
  • Thiếu nhiều: biểu hiện triệu chứng LS cổ điển.
  • Thiếu tương đối: triệu chứng thường kín đáo, diễn biến tiềm tàng.
  • Giai đoạn đầu: các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng.
  1. Các TCLS cổ điển:
  • Đái nhiều, uống nhiều:
  • Đái 2 – 10 l/ngày, lợi niệu do nguyên nhân thẩm thấu.
  • Gây ra: khát, uống nhiều, thích uống nước ngọt do mất nước trong tế bào
  • Biến chứng: mất nước, điện giải, trụy mạch, toan chuyển hóa…
  • Gầy nhiều:
  • Gầy sút 2 – 15 kg, có thể kéo dài trong nhiều tháng.
  • Do ¯ đồng hóa, tăng dị hóa protein + lipid à teo cơ, mất tổ chức mỡ dưới da, mất nước
  • Ăn nhiều:
  • Có cảm giác đói, ăn nhiều (gđoạn tăng insulin máu ở BN ĐTĐ typ II)
  • Chán ăn: ở BN ĐTĐ typ I hoặc có biến chứng TKTV của hệ tiêu hóa.

Các triệu chứng lâm sàng thường biểu lộ rõ rệt ở người bị ĐTĐ typ 1, người bị đái tháo đường trẻ tuổi. Người có tuổi triệu chứng lâm sàng thường kín đáo không điển hình, đôi khi phát hiện tình cờ do khám sức khỏe định kỳ hoặc bị bệnh khác.

  1. Một số triệu chứng khác ít gặp, không đặc hiệu:

  • Mệt mỏi.
  • Giảm thị thực.
  • Giảm tình dục, liệt dương .
  • Chuột rút bắp chân về đêm.
  • Dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành.
  • Người già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt, giảm trí nhớ.
  • Có thể bị hôn mê do tăng đường huyết.