Bệnh tay-chân-miệng

0
1636
Rate this post

 

  1. Định nghĩa bệnh

  • Bệnh tay- chân- miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn chân, mông, gối.
  • Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm.
  • Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc iệt là tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

 

  1. Nguyên nhân và nguồn lây

  • Nguyên nhân: virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71
  • Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Lây nhiễm ngay từ thời gian ủ bệnh trước khi phát bệnh và thời kì lây truyền kéo dài cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, dễ lây nhất là trong tuần đầu của bệnh.
  1. Cơ chế gây bệnh

  • Virus xâm nhập vào cơ thể, chúng thường cư trú ở niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột vùng hồi tràng. Sau khoảng thời gian 24 h, virus sẽ đi đến các hạch bạch huyết xung quanh, và từ đây chúng xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Từ nhiễm trùng huyết, virus đến niêm mạc miệng và da. Thời kì ủ bệnh thường kéo dài khoảng 3-7 ngày.

 

  1. Triệu chứng lâm sàng

Thể điển hình

  • Thời kì ủ bệnh: 3-7 ngày
  • Thời kì khởi phát: khoảng 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
  • Thời kì toàn phát: có thể kéo dài từ 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh đó là:

+ Loét miệng: vết loét đỏ hay dạng phỏng nước đường kính khoảng 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, trẻ hay khóc, cáu gắt, tăng tiết nước bọt.

loét miệng

+ Phát ban ở dạng phỏng nước. Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, tồn tại trong thời gian dưới 7 ngày sau đó để lại các vết thâm, rất hiếm khi bị loét hoặc bội nhiễm.

+ Sốt nhẹ

+ Nôn

+ Nếu trẻ bị sốt cao và nôn, thì dễ có nguy cơ bị biến chứng.

+ Biến chứng: thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuyên xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh

  • Thời kì lui bệnh: thường sau 7-10 ngày, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Các thể lâm sàng

  • Thể tối cấp: bệnh diễn biến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đễn tử vong trong vòng 24-48 giờ.
  • Thể cấp tính với 4 giai đoạn điển hình
  • Thể không điển hình: dấu hiện phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp, mà không có phát ban và loét miệng, loét niêm mạc.

 

  1. Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Xét nghiệm cơ bản:

+ công thức máu: bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng thường liên quan đến sự xuất hiện của biến chứng.

+ protein C phản ứng trong giới hạn bình thường

  • Xét nghiệm phát hiện virus

+ Lấy bệnh phẩm của bệnh nhân, cấy vào môi trường thích hợp để xác định vi rus

+ Phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu.

  1. Biến chứng

  • Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
  • Biến chứng tim mạch: viêm cơ tim, phù phổi cấp. Tăng huyết áp, trụy tim mạch, suy tim, mạch nhanh, đánh trống ngực,..
  • Biến chứng hô hấp: khó thở, thở nhanh, nông, không đều, phù phổi cấp.