Bệnh thủy đậu

0
661
bệnh thủy đậu
Rate this post

 

  1. Định nghĩa bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu dây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, dễ thành dịch

Bệnh đặc trưng bởi các mụn nước trên da, niêm mạc, thường lành tính nhưng cũng có khi gây tử vong do biến chứng của nó, đặc  biệt biến chứng viêm não.

  1. Nguyên nhân và nguồn lây

  • Virus: virus varicella-zoster. Virus này gây ra hai thể bệnh đó là thủy đậu và herpes zoster( zona thần kinh). Ở ngoài cơ thể virus kém bền vững
  • Người bệnh là nguồn lây, bệnh có thể lây từ thời kì ủ bệnh tới khi bong vẩy. Lây qua đường hô hấp do virus trong nước bọt của bệnh nhân được thải ra ngoài môi trường xung quanh, và lây nhiễm vào cho các đối tượng khác.
  1. Dịch tễ học

  • Tất cả mọi người đều có thể thụ cảm với bệnh thủy đậu
  • Lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất, chủ yếu là trẻ em từ 6tháng tuổi-7 tuối, người lớn ít mắc do đã có miễn dịch
  • Bệnh hay gặp vào mùa lạnh
  • Người bệnh sau khi khỏi bệnh, sẽ có miễn dịch suốt đời, không mắc thêm lần nữa, trừ khi mắc chủng đột biến thì có thể mắc lại.
  1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh

Ủ bệnh

Khoảng 2-3 tuần, thông thường khoảng 2 tuần

Phát bệnh

  • Triệu chứng không rõ, thường bỏ qua, có thể không sốt hoặc sốt nhẹ quanh 38◦C, đau mình mẩy, mệt mỏi, trẻ không chịu chơi, quấy khóc suốt.
  • Rất ít trường hợp sốt cao trên 39◦C; có thể bị co giật.. bệnh nhân thường kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.

Toàn phát

Ban xuất hiện nhanh, có khi ngay ngày đầu của bệnh, ban có các đặc điểm là:

  • Ở trẻ em: ban mọc nhanh, mọc khi tình trạng toàn thân gần như bình thường hoặc sốt nhẹ. Ở người lớn, ban mọc có thể kèm theo sốt cao, triệu chứng nhiêm độc toàn thân.
  • Ban đầu là các ban màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phỏng nước trong, nông. Sau 2-3 ngày thì chuyển sang màu vàng. Khi đó nốt thành hình cầu, đường kình hoảng 5mm nổi lên trên mặt da khoảng 2mm. xung quanh nốt phỏng có nền da tấy đỏ rộng ra 1mm, một số có thể hơi lõm giữa.

    ban thủy đậu
  • Ban mọc rải rác cơ thể, nhất là vùng da đầu. Không mọc theo thứ tự, hết đợt này đến đợt khác. Vì vậy trên mỗi vùng da, thấy đủ các nốt ban ở các độ non, già khác nhau. Phỏng nước có thể mọc ở niêm mạc tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục hay ở mắt
  • Ban gây ngứa, gãi làm vỡ các nốt phỏng, gây bội nhiễm, có thể nổi hạch ngoại biên nhất thời. Nốt thủy đậu khoảng 4-6 ngày là khô se, đóng vảy màu nâu sẫm, bong đi sau một tuần, không thành sẹo vĩnh viễn.
  • Khi chọc ban thì xẹp ngay
  1. Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ. Tăng tỷ lệ lympho bào, tốc độ lắng cao.
  • Phân lập virus từ các phỏng nước: PCR
  • Phương pháp miễn dịch
  1. Biến chứng

  • Viêm mô tế bào do bội nhiễm
  • Viêm khớp tràn dịch
  • Viêm phổi
  • Biến chứng thần kinh
  • Hội chứng reye
  • Bệnh kết hợp: thêm ho gà, bạch hầu, sởi,.