Biến chứng mạn tính đái tháo đường

0
661
biến chứng y khoa
Rate this post
biến chứng y khoa

Các biến chứng mạn tính:

  1. Biến chứng vi mạch:

    • Sinh lý bệnh:

  • Tổn thương thành các vi mạch: dày màng đáy các vi mạch và gây dễ vỡ các thành mạch. Chính vì vậy làm chậm dòng chảy các mạch máu à tăng tính thấm mao mạch.
  • Biến đổi trong mạch máu: tăng kết dính tiểu cầu, tăng độ nhớt máu.
  • Các yếu tố phát triển bệnh lý vi mạch:
  • Yếu tố gen.
  • Hay gặp Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (vì bệnh thường bị trong một thời gian dài không có triệu chứng).
  • Không kiểm soát đường máu tốt làm tăng biến chứng vi mạch.

 Biến chứng mắt Đái tháo đường :

Xuất hiện sau 10 năm bị Đái tháo đường

  1. Biến chứng nặng là bệnh võng mạc tăng sinh do Đái tháo đường .
  • Hai thể bệnh võng mạc chính:
  • Bệnh võng mạc không tăng sinh (viêm võng mạc tổn thương nền): giai đoạn sớm.
  • Vi phình mạch.
  • Xuất huyết hình chấm.
  • Xuất huyết – phù võng mạc à tổn thương hoàng điểm à gây mù.

 Bệnh võng mạc tăng sinh do Đái tháo đường :

  • Tăng sinh mao mạch, tổ chức xơ tại võng mạc à tắc mạch máu nhỏ à thiếu Oxy ( gây tăng sinh mao mạch) tại võng mạc kích thích sự phát triển mạch máu mới.
  • Nặng xuất huyết dịch kính, bong võng mạc à mù.

Điều trị Laser càng sớm càng tốt.

  • Chỉ định: có tân mạch, vi phình mạch, xuất huyết.
  • Điều trị Laser từng vùng hoặc toàn bộ võng mạc.
  • Biến chứng: mất thị lực ngoại biên do bị bỏng.
  • Phòng bệnh:
  • Kiểm soát tốt đường máu và HA, giảm nguy cơ tiến triển biến chứng võng mạc.
  • Khám kiểm tra mắt định kỳ ở các BS chuyên khoa mắt: 3 – 5 năm sau khi phát hiện bệnh đối với Đái tháo đường typ I, ngay ở thời điểm chẩn đoán bệnh đối với Đái tháo đường typ II, trước và sau 3 tháng đầu tiên khi có thai ở những bệnh nhân Đái tháo đường thai kỳ.

 Đục thuỷ tinh thể:

  • Cơ chế: glycosyl hoá protein thuỷ tinh thể. Do tăng glucose à tăng tạo sorbitol à thay đổi tính thẩm thấu thuỷ tinh thể xơ hoá thuỷ tinh thể à đục thuỷ tinh thể.
  • Biểu hiện hai thể:
  • Thể dưới vỏ: tiến triển nhanh cả 2 mắt à hình ảnh bông tuyết dưới vỏ thuỷ tinh thể.
  • Thể lão hoá: thường gặp ở người lớn, ở nhân thuỷ tinh thể.

 Glaucoma:

  • Xảy ra ở 6% bệnh nhân Đái tháo đường , thường là Glaucoma góc mở.
  • Glaucoma góc đóng ít gặp, gặp trong trường hợp có tân mạch ở mống mắt.

 Biến chứng thận:

  • Bệnh cầu thận Đái tháo đường :

  • Là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu trong số các BN suy thận phải chạy thận nhân tạo.
  • Khoảng 1/3 -1/2 các BN suy thận giai đoạn cuối ở Mỹ là do Đái tháo đường .
  • Khoảng 35 % các BN phụ thuộc insulin sẽ bị suy thận, còn 15- 60% các BN không phụ thuộc insulin có biến chứng này (tuỳ chủng tộc).
  • Tổn thương cầu thận có hai dạng xơ hoá ổ hoặc lan toả hoặc phối hợp cả hai. Tổn thương thận sẽ nặng lên do các bệnh phối hợp như nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát, viêm thận kẽ…
  • Cơ chế: dày màng đáy mao mạch cầu thận và lắng đọng glycoprotein ở trung mạc.
  • Tiến triển qua các giai đoạn:
  • Giai đoạn đầu, im lặng: tăng mức lọc cầu thận.
  • Albumin niệu vi thể: 30 – 300 mg/ngày.
  • Albumin niệu đại thể > 500 mg/ngày, có thể kèm theo hội chứng thận hư (hội chứng Kimmelstiel Wilson).
  • Suy thận tiến triển giai đoạn cuối.
Phân loại bệnh lý cầu thận theo Shulze 1995
Giai đoạn Tổn thương Thời gian bị

Đái tháo đường

Khả năng

điều trị

MicroAlbumin niệu
I Thận phì đại

Tăng chức năng

< 2 năm Tốt < 30 mg/24h
II Tổn thương cầu thận

Biểu hiện lâm sàng

> 5 năm Khả năng phục hồi. không tiến triển < 30 mg/24h
III Tổn thương cầu thận rõ 10-15 năm Còn khả năng phục hồi 30 -300mg/24h
IV Biểu hiện lâm sàng 10- 20 năm Ít khả năng phục hồi > 300mg/24h
V Suy thận 20-25 năm Không phục hồi Protein niệu > 500mg/24h
  • Điều trị

  • : không đặc hiệu, bao gồm:
  • Kiểm soát tốt đường máu.
  • Hạn chế protein trong khẩu phần ăn: 0,6 kg/ng.
  • Khống chế HA < 130/80 mmHg cả hai thể Đái tháo đường ngay cả khi xuất hiện microbalbumin niệu; HA < 125/75 mmHg khi đã có protein niệu 1g/24 h.
  • Dùng ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin liều thấp mặc dù không có THA.
  • Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Tránh thuốc độc với thận.