Biến chứng nguy hiểm của quai bị và điều trị

0
818
quai bị
Rate this post
quai bị

Biến chứng quai bị

Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn:

  • Là biến chứng nguy hiểm và đáng chú ý nhất
  • Chiếm 20-35 % bệnh nhân sau dậy thì
  • Xảy ra vào khoảng 7-10 ngày sau khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai, hoặc trong khi bị bệnh cũng có thể viêm
  • Biểu hiện: tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh hoàn căng lên, sốt 3-7 ngày, tinh hoàn sau đó teo dần, số lượng tinh trùng bị giảm, gây vô sinh ở nam giới nếu không được điều trị kịp thời.

    Thần kinh:

  • Bệnh nhân thay đổi tính cách, cảm thấy khó chịu
  • 0,5% bệnh nhân bị viêm màng não, thị giác kém, tri giác cũng giảm, não úng tủy đầu to.
  • Thần kinh sọ não tổn thương gây điếc, thị lực giảm, viêm đa dây thần kinh, viêm tủy sống cắt ngang
    viêm tinh hoàn

    Nữ giới:

  •  Biến chứng viêm buồng trứng có thể lên đến 7% sau tuổi dậy thì có nguy cơ vô sinh rất cao.
  • 3-7 %biến chứng viêm tụy, bệnh nhân đau bụng rất nhiều, buồn nôn, tụt huyết áp

    Biến chứng nhồi máu phổi:

  • Nhồi máu phổi là tình trạng máu nuôi dưỡng phổi thiếu, dẫn đến mô phổi bị hoại tử.
  • Đây là biến chứng xảy ra sau biến chứng viêm tinh hoàn mà nguyên nhân là cục huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt gây ra

Phụ nữ có thai:

  • Phụ nữ có thai rất nhạy cảm với việc bị bệnh, biến chứng sau quai bị ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi
  • Trong 3 tháng đầu, gây ra dị tật thai, trong 3 tháng cuối gây sinh non, thai lưu, chết thai

 Phòng bệnh quai bị:

  • Phải nằm nghỉ ngơi trong thời gian bị bệnh, tránh vận động mạnh, không lao động nặng nhọc, đi lại phải nhẹ nhàng
  • Chườm nước đá lên các vùng hạch bị sưng
  • Bệnh nhân thường sốt mất nước, bổ sung đủ nước và dinh dưỡng: súp, canh loãng, sữa chua… tránh thức ăn cứng khó nhai nuốt
  • Tránh đồ ăn đồ uống có gas, kích thích niêm mạc
  • Tiêm phòng vaccin quai bị khi còn nhỏ để kích thích sinh kháng thể với nồng độ cao nhất. Kháng thể xuất hiện sau 6-7 tuần tiêm.
  • Trẻ từ 9 tháng tiêm 3 lần: lần 1 lúc 9 tháng, lần 2 sau đó 1 tháng, lần 3 khi trẻ được 4-12 tuổi
  • Trẻ được 12 tháng: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng, lần 2 từ 4-12 tuổi
  • Trẻ 12 tháng tuổi, vị thành niên, người lớn đã tiếp xúc với nguồn bệnh được chỉ định tiêm khẩn cấp vaccin. Nên tiêm trong vòng 72h sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh

Điều trị bằng thuốc và hỗ trợ:

  • Hạ sốt bằng paracetamol hoặc ibuprofen, có thể chườm nước ấm( không dùng nước lạnh)
  • Cung cấp nước đầy đủ tránh mất nước trong trường hợp sốt cao
  • Ăn cháo loãng hoặc nước trái cây tránh loại trái cây chua
  • Trẻ nằm nghỉ cố định, ít chạy nhảy vận động
  • Nếu có biến chứng nặng cần đưa ngay đến cơ sở y tế.