Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học

0
1740
vận chuyển thuốc qua màng sinh học
Rate this post
  • Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học
    Để thực hiện  các quá trình trên, thuốc phải vượt qua các màng sinh học của tế bào cơ thể. Sau đây là 3 cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học.  

    vận chuyển thuốc qua màng sinh học
  • Vận chuyển bằng khuếch tán thụ động

  •  Những thuốc vừa tan trong nước, vừa tan trong lipid sẽ vận chuyển qua màng bằng khuếch tán thụ động (thuốc được,  vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp). Mức độ và tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với sự chênh lệch,  về nồng độ thuốc giữa hai bên màng.
  •  Điều kiện của  sự khuếch tán thụ động là thuốc ít bị ion hoá và có nồng độ cao ở bề mặt màng (vì chất không ion hoá sẽ tan đƣợc trong lipid và dễ hấp thu qua màng.). Những thuốc chỉ hoặc tan trong nƣớc hoặc tan trong lipid sẽ không qua màng bằng hình thức này ( như dầu parafin).
  •  Sự khuếch tán của các thuốc là acid yếu và base yếu phụ thuộc vào hằng số phân ly pKa của thuốc và pH của môi trường, vì hai yếu tố này quyết định mức độ phân ly của thuốc, cụ thể:
    + Những thuốc là acid yếu,  sẽ hấp thu dễ trong môi trường acid
    + Những thuốc là base yếu,  sẽ hấp thu dễ trong môi trường base..
  •  Ứng dụng:

  • khi bị ngộ độc thuốc, muốn ngăn cản hấp thu,  hoặc muốn thải phần thuốc đã bị hấp thu ra ngoài, ta có thể thay đổi pH của môi trường.
    Ví dụ phenobarbital là một acid yếu có pKa = 7,2, nƣớc tiểu bình thƣờng có pH = 7,2 nên thuốc bị ion hoá 50%. Khi nâng pH nƣớc tiểu lên 8, độ ion hoá của thuốc là86%, do đó thuốc tăng thải trừ.
    Trong lâm sàng thường truyền tĩnh mạch NaHCO3 1,4% để điều trị khi bị ngộ độc phenobarbital.
  •  Với một chất khí, sự khuếch tán từ không khí vào phế nang phụ thuộc vào áp lực riêng phần của chất khí gây mê có trong không khí thở vào và độ hoà tan của khí gây mê trong máu.

    1.2. Vận chuyển thuốc bằng hình thức lọc

    – Những thuốc chỉ tan trong nước nhưng không tan trong lipid, có trọng lượng phân tử thấp (100 – 200 dalton ), sẽ vận chuyển qua các ống dẫn của màng sinh học do sự chênh lệch áp lực thuỷ tĩnh (áp lực lọc).
    – Kết quả lọc phụ thuộc vào:đường kính và số lượng ống dẫn trên màng, các bậc thang thuỷ tĩnh, điện hoá hoặc thẩm thấu ở hai bên màng sinh học. Đường kính của ống dẫn khác nhau tùy loại màng: ống dẫn ở mao mạch tiểu cầu thận,  có đƣờng kính lớn nhất (d = 80nm) nên hệ số lọc cao nhất ở mao mạch cầu  ống dẫn ở nội mô mao mạch là 40nm, ở mao mạch cơ vân là 30 Ao và mao mạch não là, 7 – 9 Ao ( vì thế nhiều thuốc khó thấm qua hàng rào máu não)

  • 1.3. Vận chuyển tích cực

    – Vận chuyển tích cực là sự vận chuyển thuốc từ bên này sang bên kia màng sinh học nhờ một “chất vận chuyển” (carrier) đặc hiệu, có sẵn ở màng sinh học.
    – Vận chuyển tích cực được chia ra 2 hình thức:
    + Vận chuyển thuận lợi (khuếch tán thuận lợi): là hình thức vận chuyển thuốc qua màng nhờ “chất vận chuyển” và đồng biến với bậc thang,  nồng độ (thuốc vận chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi nồng độ thấp). Vì vậy, sự vận chuyển  không đòi hỏi năng lƣợng. Thí dụ: vận chuyển glucose vào tế bào.
    + Vận chuyển tích cực thực thụ: là hình thức vận chuyển thuốc qua màng nhờ “chất vận chuyển” và đi ngƣợc chiều với bậc thang,  nồng độ ( thuốc vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi nồng độ cao). Hình thức này đòi hỏi phải có năng lượng và đƣợc cung cấp do ATP thuỷ phân.
    ví  dụ: vận chuyển – methyl – DOPA (Aldomet), Ca++ ở ruột, acid amin….