Cao bạch quả có tác dụng gì ?

0
1083
cây bạch quả
Rate this post

Cây bạch quả
Tên khoa học: Folium Ginkgo.
Thuộc họ Ginkgoaceae.

cây bạch quả

Phân bố:

Cây bạch quả thuộc loại thực vật cổ xưa nhất do đã xuất hiện cách đây 200 triệu năm và còn được coi là loài hoá thạch sống còn tồn tại.
Cây có nguồn gốc ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, hiện nay đã được trồng ở 1 số nơi ở châu Âu và châu Mỹ.
Cây được trồng làm cảnh.

Thu hái, chế biến:

Yêu cầu lá bạch quả dùng không được quá 3% cành và 2% tạp hữu cơ khác.
Thành phần hoá học:
Lá bạch có: Các hợp chất terpen mà quan trọng nhất là diterpenlacton và flavonoid. Ngoài ra còn có sterol, acid hữu cơ.
Những chất có hoạt tính bao gồm: ginkgolid A, B, C,J, M; bilobalid.
Flavonoid gồm có: kaempferol, quercetin, isohamnetin, luteolin, tricetin.

Công dụng của cây bạch quả:

Tác dụng của bạch quả là do tác dụng của các thành phần có trong cây; các chất tinh khiết không có tác dụng giống như cao toàn phần.
Trên thực nghiệm, cao bạch quả có khả năng ức chế sự phát triển và thúc đẩy sự phục hồi của phù não do chất độc hay do tổn thương, điều hoà chuyển hoá năng lượng của não.
– Cao bạch quả cải thiện sự dung nạp tình trạng thiếu oxy, tăng khả năng nhận thức và khả năng học hỏi, giảm các tổn thương tế bào trong võng mạc.
– Tác dụng điều hoà trương lực mạch, giãn mạch trong các trường hợp co mạch, trương lực mạch máu tăng, cải thiện đặc tính huyết động của máu, tăng tưới máu tới các cơ quan, ức chế kết tập tiểu cầu và huyết khối, có kh năng chống thiếu máu cục bộ và phù nề.
– Khả năng dập tắt các gốc tự do, làm bất hoạt các gốc tự do độc hại của oxy, ức chế sự peroxid hoá màng tế bào, đảm bảo tính nguyên vẹn và tính thấm của màng tế bào của cao bạch quả.
– Các chất ginkgo A, B và bilobalid có khả năng bảo vệ thần kinh, các ginkgolid có tác dụng đối kháng với chất hoạt hoá tiểu cầu PAF.
– Khả năng tăng cường nhận thức là do tăng giải phóng các catecholamin và các chất hoá học trung gian dẫn truyền thần kinh.
– Cao chiết bạch quả được dùng khi: suy giảm trí nhớ, mất tập trung, đau đầu; bệnh nghẽ động mạch ngoại vi; chóng mặt , ù tai có nguồn gốc mạch máu, ốc tai.

copy ghi nguồn: thuocbietduoc.edu.vn