Cây muồng trâu và cây cốt khí muồng chữa bệnh gì ?

0
1431
cây cốt khí muồng
Rate this post

Cốt khí muồng và muồng trâu

Cây cốt khí muồng

Tên khoa học là: Semen Senae occidentalis.
Thuộc họ đậu – Fabaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây cốt khí muồng

Cốt khí muồng thuộc dạng cây sống 1 năm hoặc nhiều năm, cao từ 1 – 2 m. Lá kép lông chim chẵn. Lá chét dài, có đỉnh nhọn, lá kèm hình sợi ,rụng sớm.
Hoa mọc thành chùm, có mau vàng.
Quả loại đậu, hơi cong và hơi thắt lại giữa các hạt, hạt dẹt.
Vỏ hạt cứng và nhẵn bóng.

Bộ phận dùng:

Hạt phơi khô của cây cốt khí muồng, tên khác là vọng nam giang, muồng lá khế.

Thành phần hoá học:

Hạt có các Physcion, emodin, ararobinol,….
Lá có anthranoid nhưng hàm lượng thấp, flavonoid.
Hoa có Physcion, emodin, physcionglucosid.
Rễ có Chrysophanol, physcion, emodin,cassiolin, phytosterol.

Công dụng:

Trong y học dân tộc, hạt cốt khí muồng được dùng với tác dụng nhuận tràng, giúp tiêu hoá, táo bón mãn tính, bệnh tê thấp.
Ngoài ra, người ta còn dùng thay hạt thảo quyết minh để chữa bệnh đau mắt.

Cây muồng trâu

Tên khoa học là: Folium Sennae alatae.
Thuộc họ Đậu – Fabaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây muồng trâu

Muồng trâu thuộc loại cây nhỏ, cao từ 2 -3 m, thân gỗ mềm. Lá kép lông chim chẵn, có từ 8 – 14 đôi lá chét. Các lá chét có hình trứng, gốc và đỉnh lá tròn. Đôi lá chét ở gần cuống có kích thước nhỏ nhất và cách đôi lá chét thứ 2 một quãng xa hơn so với khoảng cách giữa các đôi lá chét còn lại. Lá chét trên cùng to và rộng nhất.
Hoa mọc thành bông, chứa nhiều hoa, bông dài từ 30 – 40 cm, hoa muồng trâu màu vàng đậm.
Quả loại đậu, dài; có 2 cánh suốt theo chiều dọc của quả. Trong quả chứa nhiều hạt, có thể lên tới 60 hạt.
Cây muồng trâu mọc hoang nhiều ở nước ta.

Bộ phận dùng:

Lá chét của cây muồng trâu.

Thành phần hoá học:

Các dẫn chất của Anthranoid. Trong lá đã xác định được các chất: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.
Trong rễ phân lập được 2 anthraquinon.
Ngoài ra còn có: Kaempferol và Sitosterol.

Công dụng:

Thí nghiệm trên súc vật cho thấy, lá muồng trâu có tác dụng nhuận tràng và tẩy.
Trong dân gian, người ta dùng lá để chữa hắc lào bằng cách lấy lá giã nát rồi xát vào nơi bị hắc lào.