Cây sinh địa chữa bệnh gì ?

0
1599
cây sinh địa
Rate this post

Sinh địa

Đặc điểm thực vật:

cây sinh địa

Sinh địa thuộc loại cây thân thảo, cao từ 0,1 – 0,3 m. Trên cây có lông mềm.
Lá dày, hình trứng ngược dài từ 3 – 15 cm. mép lá có răng cưa nhưng không đều, có gân lá nổi rõ ở mặt dưới lá. Ở gốc, lá mọc vòng.
Hoa mọc thành chùm ở ngọn, có màu tím sẫm.
Thân rễ biến đổi thành củ, lúc đầu mọc thẳng sau đó mọc ngang.
Năm 1958, nước ta đã trồng thành công sinh địa và hiện nay đang được phát triển ở nhiều địa phương.

Trồng trọt và thu hái:

Sử dụng phương pháp nhân giống bằng mầm có nhiều ưu điểm: tỷ lệ cây sống sót cao, năng suất tạo củ tăng.
Trồng ở nơi đất tơi xốp và cần bón nhiều Kali.
Nếu cây có hoa, cần ngắt bỏ hoa ở ngọn để được củ to hơn.
Mỗi năm cho 2 vụ: 1 vụ vào tháng 1 -2 ( thu hoạch vào tháng 8 – 9 ), một vụ trồng tháng 7 – 8 ( thu hoạch tháng 2 -3 ).

Bộ phận dùng:

Rễ củ sinh địa tươi hoặc sấy khô, thục địa.

Chế biến:

Dược liệu sinh địa hay can địa hoàng hay còn gọi với tên khác là sinh địa khô là củ tươi đem phơi khô.
Củ đem rửa sạch, ngày đầu tiên sấy ở nhiệt độ 30 – 40oC, từ ngày thứ 2 trở đi, sấy ở nhiệt độ 50 – 60 oC, đảo đều, khi củ mềm dẻo thịt củ đen lại là được.

Chế thục địa:

– Chuẩn bị 10 kg sinh địa rửa sạch, để ráo nước.
5 lit nước cho vào 300 g bột sa nhân, sắc đun lấy 4 lít nước.
Lấy nước sa nhân ở trên tẩm lên sinh địa xếp vào thùng.
Cho phần nước sa nhân còn lại, thêm 100g gừng giã nát và nước sôi cho ngập củ.
Đun sôi liên tục 2 ngày đêm, nếu nước cạn thì phải liên tục bổ sung nước về mức nước ban đầu. Thỉnh thoảng đảo củ, chú ý phải nấu đều lửa.
Sau khi nấu cạn ½ nước, vớt củ ra cho ráo nước. Phần nước thục còn lại pha thêm ½ lượng rượu 25 -30 o, đem tẩm lên sinh địa, đồ tiếp trong 3 h và đem phơi. Làm nhiều lần đến khi cạn hết nước thục.

Thành phần hoá học:

Các Iridoid glycosid gồm Catalpol, Rehmaniosid A, B, C, D.
Các aminoaicd và D- glucosamin.

Công dụng:

– Thí nghiệm trên chuột cho thấy Catalpol có tác dụng hạ đường máu.
Sinh địa có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, thể trạng dễ chảy máu, lưỡi đỏ , chữa ho ra máu, suy nhược cơ thể.
Thục địa là thuốc bổ máu, điều kinh, chóng mặt ù tai, tóc bạc sớm.