Công dụng chữa bệnh của cây hy thiêm và cây cỏ ngọt

0
624
cây hy thiêm
Rate this post

Cây hy thiêm

cây hy thiêm

Tên khoa học: Herba Siegesbeckiae.
Thuộc họ hoa cúc ( Asteraceae ).

Đặc điểm thực vật:

Hy thiêm thuộc loại cây thân thảo, cao từ 0,5 – 1 m, cành có lông. Lá mọc đối, phiến lá hình tam giác hoặc thuôn như hình quả trám, đầu lá nhọn, ở gần cuống lá thót lại, cuống lá ngắn. Mép lá có răng cưa, mặt dưới lá có răng cưa.
Hoa màu vàng, có lông ở cuống và tuyến chất dính.
Quả đóng, có hình quả trứng.
Cây mọc hoang nhiều ở nước ta.

Thành phần hoá học:

Phần trên mặt đất có 25 diterpen có cấu trúc ent-pimaran và ent-kauran.
Các dẫn chất sesquiterpen lacton.

Công dụng:

Cao chiết Hy thiêm có tác dụng ức chế sự tạo thành kháng thể IgE phụ thuộc interleukin-4 liên quan tới phản ứng dị ứng nhanh gây ra bởi dị nguyên.
Khả năng chống oxy hoá, chống thụ thai, chống viêm và điều trị thấp khớp.
Tác dụng chống thấp khớp là do các Diterpen có trong cây.
Trong y học dân tộc, cây Hy thiêm được dùng làm thuốc chữa tê thấp, đau mỏi xương khớp.

Dạng dùng:

Thuốc sắc hoặc nấu cao.

Cây cỏ ngọt

cây cỏ ngọt

Tên khoa học: Herba Steviae.
Thuộc họ Cúc ( Asteraceae ).

Đặc điểm thực vật:

Cỏ ngọt thuộc cây thân thảo, cao từ 0,4 – 0,8 m. Cây có nhiều lá và nhiều cành. Thân cây tròn, có rãnh dọc và nhiều lông mịn. Phần thân ở gần gốc có màu nâu, phía trên có màu xanh. Lá dài ( 4 -8 cm ), mặt lá có nhiều lông tơ mịn. Các lá mọc đối, có 3 gân lá nổi rõ; các gân phụ thuộc gân lông chim, mép lá có răng cưa.
Lá có vị rất ngọt.
Hoa mọc ở kẽ lá tạo thành dạng đầu, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa màu vàng nhạt, hình ống.
Cây sống ở nơi khí hậu nóng ẩm, có nhiều ánh sáng, pH đất từ 4 – 5. Cây không mọc nơi bùn đất ẩm ướt.
Nguồn gốc cây từ Nam Mỹ. Ở nước ta đã di thực thành công, được trồng để lấy lá hoặc chế biến thành cao dùng trong nước và xuất khẩu.

Thành phần hoá học:

Steviosid là 1 diterpen glycosid có độ ngọt gấp 200 – 300 lần đường. Hàm lượng này trong lá thay đổi, phụ thuộc vào giống, khí hậu ( dao động trong khoảng 3 – 20 % ).
Ngoài ra còn có Dulcosid, Rebaudiosid A, C , Steviolbiosid, Rebaudiosid B, D, E dưới dạng vết.
Triterpenoid , Sterol, Tanin, tinh dầu, protein, lipid.

Công dụng:

Sử dụng cao cỏ ngọt làm chất ngọt trong bánh kẹo và nước giải khát.
Đối với bệnh nhân béo phì, tiểu đường có thể dùng cỏ ngọt thay thế đường.